Cách xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế
Chào các bạn! Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách để xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế nhằm thuận lợi hơn cho các bạn khi đi khám, chữa bệnh và được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn.
- Năm 2021 có giấy hẹn tái khám có phải xin lại giấy chuyển tuyến không?
- Hưởng bảo hiểm y tế khi không xin được giấy chuyển tuyến?
- Tự xin giấy chuyển viện có được hưởng BHYT đúng tuyến?
Tư vấn Bảo hiểm y tế:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Cách xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ pháp luật: Điều 14 và Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP năm 2018 của Chính Phủ.
Thứ nhất, Cách xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế tại nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu.
Bất kì đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế đều được đăng kí vào một cơ sở y tế. Cơ sở y tế đó được gọi là nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu của người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu của mỗi người sẽ được ghi lên thẻ bảo hiểm y tế của người đó.
Để có thể xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế thì cách đơn giản nhất là người có thẻ bảo hiểm y tế tới nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu của mình và xin giấy chuyển tuyến.
Thứ hai, Xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế nơi tới cấp cứu.
Trong một số trường hợp nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh thì người có thẻ bảo hiểm có thể tới cấp cứu tại bất kì cơ sở y tế nào. Sau đó, cơ sở y tế nơi tiếp nhận cấp cứu có thể chuyển tuyến bảo hiểm y tế cho người bệnh tới một cơ sở y tế có chuyên môn, kĩ thuật, điều kiện phù hợp để điều trị cho người bệnh.
Thứ ba, xin giấy chuyển tuyến ở cơ sở đang điều trị nội trú (đang nằm viện).
Trong trường hợp người bệnh đang điều trị nội trú trái tuyến ở một cơ sở y tế mà phát hiện thêm một bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì người bệnh có thể xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế tới một cơ sở y tế khác phù hợp cho việc điều trị bệnh của mình hơn.
Thứ tư, xin giấy chuyển tuyến từ nơi khám, chữa bệnh tương đương với nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu.
Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Sau khi tới khám, chữa bệnh ở cơ sở y tế tương đương với nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu, người bệnh có thể xin giấy chuyển tuyến từ cơ sở y tế tương đương đó để được chuyển tới cơ sở y tế khác phù hợp với việc điều trị bệnh của mình.
Trên đây là 4 cách xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế mà chúng tôi hướng dẫn để các bạn áp dụng tùy vào hoàn cảnh, trường hợp cũng như bệnh tình của mình để các bạn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Giá trị của giấy chuyển tuyến và thủ tục khám chữa bệnh khi chuyển tuyến
- Mã BHYT KC4 đi khám chữa bệnh đúng tuyến được hưởng bao nhiêu %?
- Điều kiện để được chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT
Mọi vấn đề vướng mắc về vấn đề giá trị của giấy chuyển tuyến và thủ tục khám chữa bệnh khi chuyển tuyến, xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thời điểm thân nhân nộp hồ sơ hưởng chế độ tử tuất
- Xin xác nhận tạm trú để hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- Thẻ BHYT của công ty cũ có sử dụng được khi đi khám thai hay không?
- Mức hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày cho hạ sỹ quan đang tại ngũ
- Số lần nghỉ việc khám thai đối với lao động nữ trong thời gian mang thai