Nội dung câu hỏi:
Tôi muốn hỏi về Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cho NLĐ như thế nào? Xin hướng dẫn giúp tôi các bước cần làm ạ.
- Làm thế nào để thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu qua mạng?
- Cách điền mẫu TK1-TS khi muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
- Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến tỉnh không?
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cho NLĐ của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cho nlđ có được không?
Căn cứ Điều 26 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý”.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định: “
“Điều 47. Giá trị sử dụng thẻ BHYT
3. Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký KCB ban đầu vào tháng đầu quý.”
Như vậy, người lao động được quyền thay đổi nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu tiên của mỗi quý. Cụ thể, người lao động có thể làm thủ tục thay đổi nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu vào tháng 01, 04, 07, 10.
Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cho NLĐ
Trường hợp 1. Người lao động tự làm thủ tục thay đổi nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu.
Bước 1. Người lao động chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Mẫu tờ khai TK01-TS.
– Thẻ bảo hiểm y tế nếu còn hạn.
– Căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh khác khi làm thủ tục.
Bước 2. Nộp hồ sơ đề nghị thay đổi nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ quan bảo hiểm xã hội đang đóng.
Bước 3. Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả cho người lao động.
Bước 4. Tới nhận kết quả là thẻ bảo hiểm y tế mới trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nhận qua đường bưu chính tại nhà.
Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc.
Trường hợp 2. Đơn vị làm thủ tục thay đổi nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu cho nlđ.
Bước 1. Đơn vị chuẩn bị
– danh sách đề nghị thay đổi thông tin của người tham gia BHXH, BHYT (mẫu D07-TS , 01 bản).
– thẻ bảo hiểm y tế của người lao động còn giá trị sử dụng.
Bước 2. Nộp hồ sơ qua đường bưu chính công tới cơ quan bảo hiểm xã hội mà đơn vị mình đang tham gia.
Bước 3. Cơ quan bảo hiểm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị thay đổi nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu cho nlđ.
Bước 4. Trả kết quả và thẻ bảo hiểm y tế mới về cho đơn vị theo đường bưu chính công.
Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Nộp hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu ở đâu?
- Thời điểm được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu theo quy định
Mọi thắc mắc liên quan đến nơi nộp hồ sơ thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Báo giảm muộn trong trường hợp hưởng chế độ thai sản
- Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2021
- Đóng BHTN từ năm 2007 đến nay nhận tổng cộng bao nhiêu tháng TCTN?
- Người khuyết tật có được nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện?
- Có thể mua BHYT cho người nước ngoài theo đối tượng hộ gia đình không?