Nội dung câu hỏi:
Bên tôi là đơn vị sự nghiệp nhà nước có thu. Chúng tôi có cử 1 người đi học tập ở nước ngoài bên Nhật (họ có học bổng 100%) nhưng không trả lương cho đối tượng này. Vậy, họ có phải đóng các loại bảo hiểm không? Căn cứ vào đâu ạ. Vì NLĐ muốn được đóng BHXH trong khoảng thời gian đi học này ạ.
- Báo giảm BHYT cho lao động đi học tập ở nước ngoài
- Chế độ thai sản khi đi du học ở nước ngoài
- Đi làm việc tại nước ngoài có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề: Người đi học tập ở nước ngoài được đóng bảo hiểm xã hội không?, Tổng đài tư vấn xin được tư vấn như sau:
Người đi học tập ở nước ngoài được đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại điểm 1.9 khoản 1 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH của bảo hiểm xã hội Việt Nam.
“Điều 4. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;
1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
1.6. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
…
1.9. Người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và 1.6 Khoản này được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc;”
Theo quy định này, Người đi học tập ở nước ngoài được đóng bảo hiểm xã hội khi người đó vẫn nhận tiền lương trong nước. Những trường hợp người được cử đi học tập ở nước ngoài nhưng không nhận tiền lương hoặc nhận tiền lương từ các đơn vị ở nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của Người đi học tập ở nước ngoài.
Tại điểm 1.1 khoản 1 và điểm 2.1 khoản 2 điều 5 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH có quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
“Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động
1.1. Người lao động quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị tại Khoản 3 Điều 4
2.1. Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.…”
Theo quy định vừa nêu, khi người lao động được cử đi học tập ở nước ngoài mà vẫn được hưởng tiền lương trong nước sẽ có tổng mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng là 25% trên mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 17%.
Tuy nhiên, mức đóng cho người đi học tập ở nước ngoài (25%) vừa nêu, chỉ là mức đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra người lao động cần phải đóng thêm 1% vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. người sử dụng lao động phải đóng thêm 1% vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, 0.5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Vì vậy, tổng mức đóng bảo hiểm cho người lao động được cử đi học tập ở nước ngoài nhưng có hưởng tiền lương trong nước là 27.5%
Kết luận:
Đơn vị của bạn là đơn vị sự nghiệp công lập có thu và có một người lao động có học bổng 100% của nhật Bản. Trường hợp người lao động được học bổng học tập bên Nhật Bản đó vẫn nhận tiền lương từ phía đơn vị của bạn trong quá trình học tập ở nhật Bản thì mới thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt nam.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Có phải đóng quỹ TNLĐ, BNN cho người được cử đi học ở nước ngoài?
- Đóng BHXH bắt buộc cho người lao động được cử đi học ở nước ngoài
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về: Người đi học tập ở nước ngoài được đóng bảo hiểm xã hội không?; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tổng hợp Điều kiện hưởng thai sản năm 2024 với lao động nữ
- Chế độ tử tuất trong trường hợp có con dưới 18 tuổi
- Mức hưởng bảo hiểm y tế của người cao tuổi khi điều trị trái tuyến
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của người lao động loại V
- Quy định về mã thẻ KC4 của đối tượng tham gia kháng chiến BVTQ