Nội dung câu hỏi:
Mọi người cho em hỏi, hiện tại quy định thử việc từ 1 đến 2 tháng có cần hợp đồng không Hay thỏa thuận miệng thôi ạ.
- Ký kết hợp đồng thử việc sau khi kết thúc hợp đồng đào tạo nghề
- Có cần bồi thường khi chấm dứt hợp đồng thử việc hay không?
- Hợp đồng thử việc 02 tháng có phải đóng BHXH?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi về: Hợp đồng thử việc có phải kí bằng văn bản không?, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thử việc là gì?
Tại Điều 24 bộ luật lao động năm 2019 có quy định về thử việc như sau:
“Điều 24. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”
Như vậy, hợp đồng thử việc là sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động dựa trên những quy định của pháp luật nhằm mục đích để người lao động tìm được một công việc phù hợp và người sử dụng lao động tìm được người lao động theo đúng nhu cầu của mình trước khi hai bên giao kết một mối quan hệ lao động mang tính lâu dài, ổn định thông qua hợp đồng lao động chính thức.
Hợp đồng thử việc có phải kí bằng văn bản không?
Tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 24. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
…”
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.”
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Qua những quy định vừa nêu, có thể thấy rằng, hợp đồng thử việc có thể tồn tại dưới 2 hình thức là bằng văn bản hoặc thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Bộ luật lao động hiện hành không có quy định về việc được hay không được giao kết hợp đồng thử việc qua hình thức lời nói. Vì thế, giữa người sử dụng lao động và người lao động vẫn có quyền giao kết hợp đồng thử việc bằng lời nói.
Những lưu ý cho người lao động trong thời gian thử việc.
Trong thời gian người lao động đang thử việc cần lưu ý những vấn đề dưới đây để không bị ảnh hưởng tới quyền lợi của mình.
– có thể chấm dứt thời gian thử việc bất kì khi nào mà không phát sinh nghĩa vụ bồi thường.
– người lao động đơn phương chấm dứt thời gian thử việc vẫn được trả tiền công, tiền lương cho những ngày đã thử việc trước đó.
– khi người lao động đơn phương chấm dứt thời gian thử việc không phải báo trước cho người sử dụng lao động.
– Kết quả thử việc có đạt hay không đạt thì người lao động vẫn có quyền kí hoặc không kí hợp đồng chính thức với người sử dụng lao động.
Kết luận:
Khi thử việc cần có hợp đồng thử việc bằng văn bản hoặc bằng dữ liệu điện tử theo quy định của pháp luật để tránh tình trạng tranh chấp phát sinh sau này.
Mặc dù pháp luật không cấm việc giao kết hợp đồng thử việc bằng hình thức lời nói nhưng đây là một hình thức ẩn chứa nhiều rủi ro và phần thiệt thòi khi có phát sinh tranh chấp thường thuộc về người lao động.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Ký hợp đồng thử việc mà nghỉ ngang có phải bồi thường cho công ty?
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc có được trả lương?
- Hết hạn HĐLĐ 1 năm có được ký lại hợp đồng thử việc không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về vấn đề: Ký kết hợp đồng thử việc sau khi kết thúc hợp đồng đào tạo nghề, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp