19006172

Báo giảm muộn trong trường hợp hưởng chế độ thai sản

Nội dung câu hỏi:

Em muốn hỏi: Ngày 12/9/2024 em nghỉ sinh bé, đến ngày 16/1/2025 em mới báo giảm lao động. Vậy em có cần phải làm thêm văn bản báo giảm muộn để người lao động được đóng BHXH trong thời gian thai sản không? Nếu đến 1/3/2025 em đi làm lại vậy em có báo tăng lao động luôn không ạ? Rất mong nhận được thư hồi âm sớm. Em cám ơn!



Báo giảm muộnTư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Báo giảm muộn trong trường hợp hưởng chế độ thai sản, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thời gian nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con:

“1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng”.

Và theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về mức hưởng chế độ thai sản như sau:

“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội”.

Do vậy, người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì doanh nghiệp và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo đó, trong 6 tháng nghỉ thai sản bạn và công ty không phải đóng bảo hiểm nhưng thời gian này bạn vẫn được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

Báo giảm muộn trong trường hợp hưởng chế độ thai sản có sao không?

Tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023 có quy định như sau:

“Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Tổ chức dịch vụ

2. Trách nhiệm của đơn vị, Tổ chức dịch vụ

2.1. Đơn vị

a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.”

Theo đó, khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan bảo hiểm xã hội qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó).

Hiện nay, pháp luật hiện hành chỉ quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm báo tăng, giảm lao động khi có biến động mà không có quy định nào cấm việc báo giảm muộn. Do đó, công ty vẫn có thể báo giảm thai sản cho người lao động nghỉ thai sản muộn. Nếu từ tháng 9/2024 -1/2025 công ty chưa báo giảm cho người lao động mà vẫn đóng bảo hiểm thì số tiền đóng thừa này sẽ được chuyển sang các tháng sau để trừ vào tiền công ty phải đóng bảo hiểm cho người lao động.

Do đó, khi nghỉ thai sản, công ty phải báo giảm cho bạn nhưng do không có quy định rõ về thời gian báo giảm muộn nên trường hợp bạn nghỉ thai sản vào tháng 9/2024 mà tới 1/2025 mới báo giảm cũng không trái quy định pháp luật.

Như vậy, trường hợp này công ty bạn có thể báo giảm thai sản muộn và khi bạn trở lại làm việc vào tháng 3/2025 thì công ty phải thực hiện báo tăng lao động ngay trong tháng 3/2025 để đảm bảo quyền lợi cho người nghỉ thai sản.

Báo giảm muộn

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: 

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam