Nội dung câu hỏi:
Chào anh chị, tôi làm nhân sự hành chính của Công ty đang có một số thắc mắc liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm cần anh chị hỗ trợ:
1. Báo giảm lao động thì báo trong thời gian nào là đúng?
2. Nếu báo giảm muộn có sao không? Nhiều trường hợp thấy bị thanh tra, rồi làm hồ sơ rất phiền, thậm chí là truy thu, vậy em hỏi làm sao cho đúng?
- Có được báo giảm trước khi người lao động nghỉ việc?
- Báo giảm muộn trong trường hợp hưởng chế độ thai sản
- Vừa nghỉ ốm đau vừa nghỉ không lương thì báo giảm như thế nào?
VIDEO: BÁO GIẢM LAO ĐỘNG MUỘN CÓ SAO KHÔNG?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn, với câu hỏi của bạn về: Báo giảm lao động muộn có sao không? chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Khi nào phải thực hiện báo giảm lao động?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì DN phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội. Tăng/giảm lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là một trong những trường hợp mà DN phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan BHXH. Cụ thể:
Giảm lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN khi:
TH1 – DN chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động;
Th2 – Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày/tháng;
Th3 – DN được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất;
TH4 – Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
TH5 – Tạm hoãn thực hiện Hợp đồng;…v.v.
Bên cạnh đó, theo Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Khi chấm dứt hợp đồng lao động doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian đóng BHXH và trả sổ BHXH cho người lao động.
Như vậy, khi phát sinh một trong những trường hợp nêu trên thì Doanh nghiệp đang quản lý lao động phải thực hiện việc báo giảm lao động theo quy định.
Báo giảm lao động trong thời điểm nào là đúng thời hạn?
Căn cứ Công văn số 1734/BHXH-QLT của Bảo hiểm xã hội về thời hạn khai báo hồ sơ như sau:
“10. Thời hạn khai báo hồ sơ
10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.”
Như vậy, khi có phát sinh giảm thì đơn vị phải làm thủ tục báo giảm như sau:
– Bảo giảm ngay từ ngày 01 của tháng sau liền kề, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau (Đây là hình thức báo giảm vẫn bị truy thu BHYT)
– Báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước thì sẽ không đóng bổ sung giá trị thẻ BHYT tháng sau, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước. (Đây là cách thức báo giảm không bị truy thu BHYT)
Dịch vụ tư vấn kê khai bảo hiểm điện tử trực tuyến 24/7: 1900 6172
Ví dụ 01: Người lao động xin nghỉ việc vào ngày 05/03/2024, vậy tháng 3 NLĐ sẽ không phải đóng các loại Bảo hiểm. Vậy, nếu đơn vị không muốn bị mất tiền BHYT của tháng 3 thì có thể lập hồ sơ báo giảm lao động vào cuối tháng 2. Nếu làm hồ sơ báo giảm từ ngày 1/3 trở đi thì sẽ vẫn bị truy thu tiền BHYT.
Ví dụ 02: NLĐ xin công ty nghỉ không lương vào ngày 25/02/2024 và chưa biết khi nào xin làm lại. Vậy tháng 2 NLĐ vẫn phải đóng các loại bảo hiểm. Đơn vị phải báo giảm lao động nghỉ Không lương từ tháng 3. Do đó, cuối tháng 2 đơn vị có thể báo giảm không lương cho NLĐ từ tháng 3 sẽ không bị truy thu thẻ BHYT tháng 3. Nhưng nếu làm hồ sơ báo giảm nghỉ không lương từ ngày 1/3 thì sẽ bị truy thu thẻ BHYT của tháng 3.
Báo giảm lao động muộn có sao không?
Theo đúng nguyên tắc thì khi phát sinh sự thay đổi về lao động thì đơn vị phải lập hồ sơ và báo cho cơ quan Bảo hiểm xã hội biết. Nếu thông báo chậm thì sẽ có các hệ quả khác nhau tùy thuộc vào thời gian báo chậm là bao lâu. Cụ thể:
(1) Nếu báo chậm dưới 3 tháng:
Trường hợp phát sinh giảm lao động tháng này nhưng đơn vị lại làm hồ sơ vào tháng sau (hoặc các tháng sau đó) thì sẽ bị truy thu tiền BHYT và các khoản BH khác (nếu có), ngoài ra, trong hồ sơ báo giảm cần phải kê khai mẫu bảng kê hồ sơ D01-TS. Có thể sẽ phải scan 1 số giấy tờ làm căn cứ cho việc báo giảm muộn.
(2) Nếu báo giảm chậm từ 03 tháng trở lên đến dưới 6 tháng;
Nếu đơn vị báo giảm chậm từ 03 tháng đến dưới 6 tháng thì hồ sơ báo giảm không đơn giản như trường hợp 01 nêu trên mà khi đó, cán bộ thu Bảo hiểm xã hội sẽ yêu cầu đơn vị chuẩn bị hồ sơ thanh tra – giải trình cấp cơ sở. Hồ sơ giải quyết báo giảm gồm:
– Kê khai hồ sơ 600 báo giảm trên PM BHXH;
– Cần kê khai thêm Mẫu bảng kê hồ sơ D01-TS làm căn cứ giải quyết;
– Scan các hồ sơ kê khai trong mẫu D01-TS làm căn cứ giải quyết;
– Thực hiện đóng tiền truy thu BHYT (nếu có) sau khi được duyệt hồ sơ;
Sau khi nhận hồ sơ điện tử, cơ quan BHXH sẽ xem xét và thông báo về việc thanh tra – giải trình cấp cơ sở. Theo đó, đơn vị sẽ chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan BHXH và thực hiện giải trình theo thời gian của cơ quan BHXH yêu cầu.
(3) Nếu báo giảm chậm từ 06 tháng trở lên;
Trường hợp báo giảm muộn từ 06 tháng trở lên, các bước làm hồ sơ giống như trường hợp 2 nêu trên, tuy nhiên, việc thanh tra – giải trình sẽ là do Cơ quan BHXH cấp trên trực tiếp giải quyết mà không phải là BHXH quận/huyện (cấp cơ sở). Dĩ nhiên, việc thanh tra – yêu cầu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đơn vị cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo yêu cầu của bộ phận thanh tra và tiếp đón đoàn thanh tra như đã được thông báo.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Hướng dẫn báo giảm lao động để không truy thu BHYT
- Hướng dẫn báo giảm thai sản trên phần mềm Bảo hiểm xã hội
- Hồ sơ báo giảm lao động nghỉ không lương kê khai theo mẫu nào?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Khai báo bảo hiểm điện tử; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Bị mất hồ sơ thì có đủ điều kiện để đổi mã quyền lợi BHYT Cựu chiến binh không?
- Thân nhân của công an đi KCB có được hưởng BHYT không?
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp có tính ngày nghỉ lễ, tết?
- Không đồng ý ký tiếp HĐLĐ có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
- Cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho người đủ 80 tuổi