Bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ không lương trước khi nghỉ việc
Kính chào tổng đài tư vấn pháp luật! Công ty em có 1 chị nghỉ không lương từ tháng 8/2020 đến hết tháng 12/2020 thì chị ấy xin nghỉ luôn. Vì chị ấy gắn bó lâu với công ty nên Ban Giám đốc hy vọng chị ấy tiếp tục, nhưng vì bệnh không khỏi được nên chị ấy xin nghỉ. Hợp đồng lao động của chị là không xác định thời hạn. Vậy chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ không lương trước khi nghỉ việc của chị ấy được giải quyết như thế nào ạ? Chị ấy có được hưởng BHTN luôn không hay phải đi làm lại 1 tháng mới nhận được. Em chân thành cảm ơn!
- Thời gian được tính là căn cứ hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Hưởng trợ cấp thất nghiệp bù cho thời gian chưa có việc làm
- Quy trình hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về vấn đề giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ không lương trước khi nghỉ việc của người lao động, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, xác định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm năm 2013 về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
- Người lao động không đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc nghỉ việc để hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
- Có thời gian đóng BHTN từ đủ 12 tháng trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc đối với HĐLĐ, hợp đồng làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên; đóng từ đủ 12 tháng trong khoảng thời gian 36 tháng trước khi nghỉ việc đối với HĐLĐ, hợp đồng làm việc có thời hạn từ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
- Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng; kể từ thời điểm chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật việc làm 2013 nêu trên.
Người lao động đang tham gia BHTN thỏa mãn những điều kiện nêu trên thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thứ hai, quy định đóng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP quy định:
“4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 12:
“2. Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
d) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;“.
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cả thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; tức là thời gian nghỉ không lương.
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Theo thông tin bạn đưa ra, người lao động ở công ty bạn nghỉ không lương từ tháng 8/2020 đến tháng hết tháng 12/2020 và sau đó xin nghỉ việc hẳn và được công ty chấp nhận. Như vậy, thời gian nghỉ không lương của chị ấy trong trường hợp này được xác định là tạm hoãn hợp đồng. Do đó, sau khi nghỉ việc hẳn từ cuối tháng 2/2021, nếu chị ấy nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động thì vẫn được giải quyết trợ cấp thất nghiệp mà không cần phải đi làm lại 1 tháng.
Kết luận, trong trường hợp này, người lao động của công ty bạn vẫn được giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ không lương trước khi nghỉ việc mà không cần đi làm lại.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ không lương trước khi nghỉ việc cho người lao động. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết tại:
Bảo lưu thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp 3 tháng sẽ bị xử phạt như thế nào?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về vấn đề trường hợp nghỉ ngang có được hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo lưu không, vui lòng liên hệ Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người bị ung thư
- Cấp thẻ BHYT cho người sống ở có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn
- Ai không phải trực tiếp tới thông báo tình hình tìm kiếm việc làm?
- NLĐ tại Hà Nội được hưởng mức TCTN tối đa là bao nhiêu?
- Không có tờ rời của công ty cũ có cấp lại được không?