19006172

Bảo hiểm TNLĐ khi người lao động làm nhiều công ty

Bảo hiểm TNLĐ khi người lao động làm nhiều công ty

Em cần hỏi 1 số vấn đề về bảo hiểm TNLĐ khi người lao động làm nhiều công ty! Có phải trong trường hợp này thì tất cả các công ty đều phải đóng đúng không ạ? Mức đóng trong trường hợp này sẽ là bao nhiêu ạ? Nếu không may người lao động bị TNLĐ thì bên công ty thứ nhất hay thứ 2 sẽ phải đứng ra làm thủ tục ạ? Em cám ơn nhiều!



Bảo hiểm TNLĐ khi người lao động

Luật sư tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, đóng bảo hiểm TNLĐ khi người lao động làm nhiều công ty

Căn cứ Khoản 2 Điều 43 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:

“Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định”.

Như vậy, theo quy định hiện hành, khi người lao động làm việc cho nhiều công ty thì các công ty này sẽ đóng bảo hiểm TNLĐ cho người lao động theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thứ hai, về mức đóng bảo hiểm TNLĐ khi người lao động làm nhiều công ty

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:

a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;

b) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Như vậy, mức đóng bảo hiểm TNLĐ 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Khoản tiền này sẽ do công ty có trách nhiệm đóng trừ trường hợp doanh nghiệp được giảm mức đóng xuống còn 0,3%. 

Bảo hiểm TNLĐ khi người lao động

Thứ ba, về trách nhiệm giải quyết chế độ tai nạn lao động

Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“2. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì đơn vị nơi phân công nhiệm vụ, công việc cho người lao động khi chịu trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn trên đường đi từ nơi làm việc của đơn vị này đến nơi làm việc của đơn vị khác mà được xác định là tai nạn lao động, thì đơn vị nơi người lao động đến làm việc được xác định là đơn vị nơi người lao động bị tai nạn lao động và người sử dụng lao động của đơn vị đó phải chịu trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động”.

Như vậy, trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động làm việc ở nhiều công ty được xác định theo nơi phân công nhiệm vụ, công việc cho người lao động.

Nếu bị tai nạn trên đường đi từ nơi làm việc của đơn vị này đến nơi làm việc của đơn vị khác mà được xác định là tai nạn lao động, thì đơn vị nơi người lao động đến làm việc được xác định là đơn vị nơi người lao động bị tai nạn lao động.

Trên đây là bài viết về vấn đề Bảo hiểm TNLĐ khi người lao động làm nhiều công ty. 

Nếu còn vướng mắc về Bảo hiểm TNLĐ khi người lao động làm nhiều công ty; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

--> Trách nhiệm của công ty khi nhân viên bị tai nạn lao động

luatannam