Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam
Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam. Tôi có người ông năm nay đã 90 tuổi, thỉnh thoảng từ Mỹ sang Việt Nam sống trong thời gian dài, ông muốn mua BHYT thì cần làm những thủ tục nào? Đến đâu để mua BHYT này ạ? Và số tiền là bao nhiêu? Mong được tổng đài tư vấn kĩ cho ạ.
- Mức đóng bảo hiểm y tế của giám đốc công ty là người nước ngoài?
- Tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cho người nước ngoài
- Thủ tục mua bảo hiểm y tế theo sổ tạm trú
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về vấn đề bảo hiểm y tế cho người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
“2. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.”
Vậy theo quy định pháp luật thì Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 áp dụng cả đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Cho nên trong trường hợp của bạn thì ông của bạn là người nước ngoài có tạm trú tại nhà bạn, khi đó nếu ông của bạn có sổ tạm trú thì khi đó có thể tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng là hộ gia đình. Nơi mua sẽ là Ủy ban nhân dân xã/phường nơi ông của bạn có sổ tạm trú.
Bên cạnh đó, điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.”
Như vậy, ông của bạn sẽ tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tại nơi có sổ tạm trú với tất cả thành viên có tên trong sổ.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Mức lương cơ sở hiện nay theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng nên mức đóng cụ thể được tính như sau:
+ Người thứ nhất sẽ phải đóng với mức 4,5% mức lương cơ sở, tương đương 804.600 đồng;
+ Người thứ 2 đóng với mức 70% của người thứ nhất tương đương 563.220 đồng;
+ Người thứ 3 đóng với mức 60% của người thứ nhất tương đương với 482.760 đồng;
+ Người thứ 4 đóng với mức 50% của người thứ nhất, tương đương với 405.300 đồng;
+ Người thứ 5,6,7… đóng với mức 40% của người thứ nhất tương đương với 321.840 đồng.
Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề: Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
Người nước ngoài có thẻ tạm trú thì có mua được thẻ BHYT hay không?
Quy định về đóng BHYT cho người lao động nước ngoài
Nếu trong quá trình giải quyết còn thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp ban đầu được không?
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động mới nhất
- Trường hợp nào bị thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp?
- Tính mức hưởng lương hưu nhận được hàng tháng trong các trường hợp
- Khai báo xảy ra tai nạn lao động chết người theo quy định năm 2021