Báo tăng lao động nữ đi làm lại sau sinh
Công ty em có 1 nhân viên nữ bắt đầu nghỉ sinh từ 15/4/2021 đến 15/10/2021, đến ngày 16/10/2021 lao động nữ đi làm trở lại. Vậy anh/chị cho em hỏi: Công ty có phải báo tăng lao động nữ không? Và hồ sơ gồm những gì? Nếu báo tăng thì thời hạn báo tăng trong bao lâu? Em xin cảm ơn!
- Báo tăng lao động để tham gia bảo hiểm xã hội
- Nghỉ thai sản có được tính là thời gian đóng BHXH
- Nghỉ chế độ thai sản có phải đóng bảo hiểm y tế không?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi này Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau :
Căn cứ vào điều 32 Quyết định 595/QĐ/BHXH quy định về đơn vụ sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu và cơ quan quản lý đối tượng:
“Điều 32. Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội và cơ quan quản lý đối tượng
1. Đơn vị sử dụng lao động
1.1. Nhận hồ sơ của người lao động theo quy định tại Điều 23, Điều 27.
1.2. Kê khai hồ sơ
a) Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng tháng: theo quy định tại Điều 23.
b) Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT: theo quy định tại Điều 27.
– Đối với người lao động nộp hồ sơ thông qua đơn vị: Lập Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
– Đối với người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH: xác nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh, giới tính đã ghi trên sổ BHXH.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi có sự thay đổi về tăng hoặc giảm lao động đều phải kê khai, lập hồ sơ điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Trong trường hợp của công ty bạn, người lao động nữ nghỉ đủ 6 tháng thai sản, sau khi đi làm lại công ty có trách nhiệm báo tăng cho người lao động đó để người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội.
Về hồ sơ báo tăng lao động:
Căn cứ theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì:
“Điều 23. Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Thành phần hồ sơ
1.1. Người lao động
a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
1.2. Đơn vị:
a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Doanh nghiệp kê khai trên phần mềm điện tử về bảo hiểm hoặc nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi doanh nghiệp đăng kí tham bảo hiểm xã hội theo mẫu D02-LT thay thế mẫu D02-TS và mẫ D01 (nếu có).
Hồ sơ báo tăng lao động được giải quyết trong thời hạn 10 ngày.
Trên đây là bài viết về vấn đề Báo tăng lao động nữ đi làm lại sau sinh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về Báo tăng lao động nữ đi làm lại sau sinh. vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công an nghĩa vụ có đóng bảo hiểm khi vợ sinh con được hưởng chế độ gì không?
- Tính lương hưu và BHXH 1 lần đóng đủ 17 năm (số liệu thực)
- Thời điểm hưởng chế độ thai sản của người nhờ mang thai hộ?
- Giấy nghỉ ngoại trú hưởng BHXH mà bác sỹ không ký có sao không?
- Có phải trả lại tiền thất nghiệp khi có việc làm mới không?