Bị bệnh tiểu đường có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Tôi đã đóng bảo hiểm được 34 năm nhưng phát hiện mình bị bệnh tiểu đường. Tôi muốn nghỉ việc để nhận bảo hiểm xã hội một lần có được hay không? Mong anh, chị giải đáp giúp cho tôi. Xin chân thành cảm ơn!
- Có thể uỷ quyền hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi đang làm việc hay không?
- Nhận bảo hiểm xã hội một lần rồi có được đi làm lại tại công ty cũ không?
- Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. với trường hợp của bạn về vấn đề: Bị bệnh tiểu đường có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT về các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Điều 4. Bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần gồm:
1. Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn
2. Các bệnh, tật ngoài các bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, người lao động để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì phải thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
Theo đó, trường hợp bạn đã đóng bảo hiểm xã hội 34 năm nhưng bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên bệnh tiểu đường không nằm trong danh mục bệnh thuộc Khoản 1 Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT nên bạn chỉ có thể lấy bảo hiểm xã hội một lần khi bạn được xác định là suy giảm 81% khả năng lao động trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Bị bệnh tiểu đường có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Đã nghỉ việc 10 năm có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội để làm hồ sơ hưởng BHXH một lần
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về vấn đề: Bị bệnh tiểu đường có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Mức đóng BHYT của người lao động nước ngoài tại Việt Nam
- Cách đăng ký SĐT để lấy mã OTP từ BHXH năm 2021 thế nào?
- Trợ cấp thất nghiệp khi đã đủ tuổi nghỉ hưu được giải quyết như thế nào?
- Có được bảo lưu thời gian đã đóng BHTN khi không đến nhận quyết định hưởng?
- Đang nộp hồ sơ hưởng TCTN mà có việc làm thì có thể rút hồ sơ không?