Bị mất căn cước công dân có thể đi khám chữa bệnh BHYT không?
Cho em hỏi thông thường thẻ BHYT đầy đủ thông tin sẽ bao gồm những thông tin gì? Khi tôi đi khám chữa bệnh BHYT thì ngoài tấm thẻ bắt buộc phải mang theo căn cước để nhận diện à? Thẻ bảo hiểm của tôi không có dán ảnh mà tôi vừa mới đổi từ chứng minh thư sang căn cước công dân nhưng cũng vừa mới để mất căn cước. Vậy trường hợp này phải làm thế nào để được hưởng chi phí khi thanh toán ở bệnh viện? Có thể Mong anh chị tư vấn.
- Thủ tục khám chữa bệnh khi chuyển tuyến năm 2020
- Thủ tục khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, thông tin thể hiện trên thẻ BHYT
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 12. Thẻ bảo hiểm y tế
Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:
1. Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
2. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
4. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
6. Ảnh của người tham bảo hiểm y tế (trừ trẻ em dưới 6 tuổi) đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế không có giấy tờ xác nhận nhân thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi quản lý học sinh, sinh viên, hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.”
Như vậy, theo quy định trên thì thẻ BHYT sẽ thể hiện các nội dung bao gồm: thông tin cá nhân (Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.); mức hưởng bảo hiểm y tế; thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng; nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu; thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục và ảnh của người tham gia.
Thứ hai, bị mất căn cước công dân có thể đi khám chữa bệnh BHYT không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.”
Theo đó, khi bạn đi khám chữa bệnh thì bạn phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh, nếu thẻ BHYT không có ảnh mà bạn bị mất căn cước công dân thì bạn sẽ phải xuất trình một loại giấy tờ chứng minh nhân thân khác có ảnh như giấy phép lái xe, hộ chiếu, thẻ sinh viên, Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác…
Thanh toán lại chi phí y tế khi đi khám chữa bệnh năm 2020
Thẻ BHYT chưa có giá trị thì đi khám chữa bệnh có được hưởng BHYT?
- Triệt sản có được hưởng chế độ thai sản không?
- Bảo lưu BHTN và BHXH khi xuất khẩu lao động theo quy định hiện nay
- Có được ủy quyền nhận thay tiền thanh toán chi phí KCB không?
- Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp thất nghiệp
- Thủ tục bảo lưu trợ cấp thất nghiệp có được tự động bảo lưu hay không?