Căn cứ tính bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện
Chào công ty! Tôi muốn được tư vấn về căn cứ tính bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện. Tôi bắt đầu đi làm từ năm 1997. Vừa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong cơ quan Nhà nước và đóng bảo hiểm tự nguyện một lần cho thời gian còn lại với mức đóng tương đương bậc 10 bằng 11.150.000×22%= 2.530.000 đồng/tháng. Đến 01/05/2016 được hưởng chế độ hưu trí là 60%x 5.316.385= 3.189.831 đồng tương đương hệ số 2,773. Nhưng khi điều chỉnh hưu trí theo mức lương khởi điểm 1.210.000 đồng thì tôi chỉ được hưởng lương hưu trí 3.287.000 đồng thay vì được hưởng 2,77x 1.210.000= 3.351.700 đồng.
Sau khi đó, tôi đến bảo hiểm xã hội Bình Thạnh thì bảo tôi đóng bảo hiểm tự nguyện bằng đồng Việt Nam nên không tính theo hệ số được hưởng trong khoảng thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện, mà chỉ tính thời gian tham gia bảo hiểm bắt buộc thôi.
Nếu như vậy trong thời gian hưởng lương hưu trí từ nay đến về sau cuối đời của những người đóng bảo hiểm tự nguyện như tôi là có được tính tiền lương trượt giá của Việt Nam đồng hay không.
- Mức điều chỉnh tăng lương hưu là bao nhiêu?
- Điều chỉnh mức lương hưu khi có mức lương dưới 2 triệu đồng/tháng
- Những đối tượng được điều chỉnh mức lương hưu mới nhất
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn . Đối với câu hỏi bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện có tính trên lương cơ sở; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, căn cứ Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, bạn vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
“Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
1. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
b) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:
Mức bình quân = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 72 tháng cuối trước khi nghỉ việc/72 tháng
Trong đó: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính dựa trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Bạn bắt đầu được hưởng lương hưu từ ngày 1/5/2016. Theo đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính trên mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng (Nghị định 47/2016/NĐ-CP).
Căn cứ Điều 22 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 22. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và các nội dung quy định chi tiết tại Thông tư này.
2. Khi tính mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội thì mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật bảo hiểm xã hội.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, Khoản 2 Điều 79 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 79. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
2. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ mà không dựa trên lương cơ sở.
Kết luận: việc giải thích của cơ quan bảo hiểm xã hội Bình Thạnh là đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, như đã phân tích ở trên: bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện có được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ. Trường hợp bạn đang hưởng lương hưu, Chính phủ sẽ dựa trên mức lương cơ sở hoặc sự thay đổi về chỉ số giá tiêu dùng qua các thời kỳ để ban hành các văn bản điều chỉnh lương hưu. Nhằm đảm bảo mức sống cho bạn phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội từng thời kỳ.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện có tính trên lương cơ sở. Ngoài ra, về bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện bạn có thể tham khảo bài viết:
- Đối tượng được điều chỉnh mức lương hưu theo Nghị Định 55/2016/NĐ-CP
- Cách xác định mức tiền lương tháng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nếu có vấn đề gì vướng mắc về bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp giải đáp.