Bộ đội ra quân tham gia bảo hiểm y tế bằng cách nào
Công ty cho em hỏi, em là bộ đội ra quân ngày 19/1/2020. Bố mẹ em có thẻ bảo hiểm y tế quân đội cấp đến ngày 30/6/2019 hết hạn. Giờ em muốn làm thẻ bảo hiểm y tế có được không hay tất cả phải cùng làm và hết bao nhiêu tiền. Em đi bộ đội từ tháng 3/2018 giờ làm bảo hiểm y tế có được tính đã tham gia 2 năm không ạ, vì trong quân đội người ta không cấp thẻ bảo hiểm cho bộ đội, chỉ có bố mẹ.
- Chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ bảo hiểm y tế
- Thay đổi mã quyền lợi từ người hưởng chế độ hưu trí sang người có công
- Trường hợp đổi thẻ BHYT đối với người có công với cách mạng
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Với câu hỏi của bạn về bộ đội ra quân tham gia bảo hiểm y tế không Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về việc bộ đội ra quân tham gia bảo hiểm y tế:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 70/2015/NĐ-CP:
“Điều 9.Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế của các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này bị thu hồi trong trường hợp:
a) Thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, tổ chức cơ yếu;“
Như vậy, khi bạn là bộ đội ra quân; không còn phục vụ trong Quân đội nữa thì không thuộc đối tượng được Ngân sách nhà nước đóng BHYT.
Do đó, bố mẹ của bạn cũng không được hưởng chính sách này. Như vậy, nếu bạn và bố mẹ bạn muốn tham gia BHYT thì có thể tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
Thứ hai, về mức đóng khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình:
Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“5.Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình bao gồm:
5.1. Toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và người đã khai báo tạm vắng;
5.2. Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này.”
Như vậy, toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú không thuộc đối tượng tham gia BHYT theo Khoản 1,2,3,4 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì đều phải tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Về mức đóng, căn cứ Khoản 13 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“13.Đối tượng tại Khoản 5 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được giảm mức đóng như sau:
a) Người thứ nhất đóng bằng mức quy định;
b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”
Hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng. Vậy, mức đóng cụ thể như sau:
+ Người thứ nhất sẽ phải đóng với mức 4,5% mức lương cơ sở , tương đương 804.600 đồng;
+ Người thứ 2 đóng với mức 70% của người thứ nhất tương đương 563.220 đồng;
+ Người thứ 3 đóng với mức 60% của người thứ nhất tương đương với 482.760 đồng;
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, có được tính là tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian tại ngũ:
Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014:
“3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;”
Như vậy, khi bạn tại ngũ được ngân sách nhà nước đóng BHYT nên thời gian này được coi là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
Kết luận:
+ Bạn và bố mẹ bạn nếu muốn tham gia bảo hiểm y tế có thể tham gia BHYT hộ gia đình.
+ Thời gian bạn tại ngũ được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi bộ đội ra quân tham gia bảo hiểm y tế bằng cách nào. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết:
Quy định về đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình năm 2020
Thời điểm được sử dụng thẻ BHYT hộ gia đình năm 2020
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về BHYT của bộ đội ra quân. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Số tiền khi lãnh bảo hiểm xã hội một lần được tính như thế nào?
- Hướng dẫn điền mẫu TK1-TS khi thay đổi mức tiền đóng BHXH?
- Sỹ quan đóng bảo hiểm trên 20 năm có được nhận một lần?
- Thẻ BHYT dành cho đối tượng trẻ sơ sinh có giá trị đến lúc nào?
- Có cần giấy chuyển viện để hưởng BHYT khi đi cấp cứu không?