Các bước tiến hành điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra
Các bước tiến hành điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở cần được quy định như thế nào vậy ạ? Quá trình thực hiện này có tờ khai biểu mẫu gì không hay mình phải tự làm hết?
- Quy trình lập biên bản điều tra tai nạn lao động chết người
- Khi nào công ty phải lập biên bản điều tra tai nạn lao động
- Biên bản điều tra tai nạn lao động được lập như thế nào?
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi về các bước tiến hành điều tra tai nạn lao động; Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì các bước tiến hành điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở như sau:
1. Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
2. Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP;
3. Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết).
4. Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
5. Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP;
6. Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
7. Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
8. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động.
Như vậy, trong quá trình tiến hành điều tra TNLĐ, Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở cần kê khai các biểu mẫu sau:
– Lấy lời khai theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP;
– Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP;
– Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ khi bị tai nạn giao thông
Thời gian giải quyết chế độ tai nạn lao động
Nếu còn vướng mắc về các bước tiến hành điều tra tai nạn lao động; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn; và giải đáp trực tiếp.
- Đi nghĩa vụ quân sự có được hưởng chế độ thai sản không?
- Khám, chữa bệnh trái tuyến tại phòng khám đa khoa có được hưởng bảo hiểm y tế?
- Những chế độ mà lao động nữ đặt vòng tránh thai được hưởng
- Đóng bảo hiểm 25 năm 4 tháng lãnh lương hưu bao nhiêu?
- NLĐ nghỉ việc trái luật sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp?