Các khoản bổ sung khác phải đóng bảo hiểm xã hội
Tôi được biết thì hiện tại tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bao gồm lương cơ bản, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Theo đó thì trước đây các khoản bổ sung khác của người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội đúng không? Vậy Tổng đài tư vấn có thể cho tôi biết các khoản bổ sung khác được hiểu là gì?
- Phụ cấp trách nhiệm có bắt buộc phải đóng bảo hiểm không?
- Có được thay đổi mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội?
- Khoản lương nào bắt buộc phải đóng bảo hiểm
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
“2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động“.
Và Điều luật trên được quy định cụ thể tại Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 như sau:
“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động”.
Như vậy:
Hiện nay tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bao gồm mức lương và phụ cấp lương, không bao gồm các khoản bổ sung khác. Định nghĩa về các khoản bổ sung khác được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 06 năm 2015:
“Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó:
Có thể hiểu đơn giản các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương và phụ cấp lương nhưng có liên quan đến việc thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động nhưng không bao gồm tiền thưởng; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Mức đóng bảo hiểm theo quyết định 595/QĐ-BHXH
Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Danh sách người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo mẫu D05
- Bị tai nạn có được ủy quyền nhận BHXH một lần không?
- Thủ tục báo tăng bảo hiểm xã hội khi người lao động đi làm lại
- Các khoản trợ cấp bảo hiểm người lao động được hưởng khi nghỉ việc
- BHYT chi trả khi tự đi khám chữa bệnh không đúng nơi KCB ban đầu