Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2021
Cho em hỏi về: Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. Công ty em giờ đang muốn khai để đóng bảo thất nghiệp cho người lao động. Vậy thì khoản phụ cấp nào phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Mức tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp?
- Hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2018, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ điều 15 Quyết định 595/QĐ- BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017 quy định:
“Điều 15. Tiền lương tháng đóng BHTN theo quy định tại Điều 58 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6.
2. Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 2 Điều 6. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng.”
Như vậy; người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 2 điều 6 của quyết định này.
Theo đó; điểm 2.1; 2.2 khoản 2 điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“2. Tiền lương do đơn vị quyết định
2.1. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
2.2. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy; các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm thất nghiệp gồm:
+ Phụ cấp chức vụ, chức danh
+ Phụ cấp trách nhiệm
+Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
+ Phụ cấp thâm niên
+ Phụ cấp khu vực
+ Phụ cấp lưu động
+ Phụ cấp thu hút
+ Phụ cấp có tính chất tương đương
Trên đây là bài viết tư vấn về: Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2021. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết: Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội năm 2021
Mọi thắc mắc về: Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2018; bạn xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Có cả lương do Nhà nước và NSDLĐ quy định thì tính lương hưu thế nào?
- Mức trợ cấp thất nghiệp khi đóng bảo hiểm thất nghiệp được 7 năm 11 tháng
- Sau khi nghỉ chế độ sẩy thai có hưởng thêm chế độ dưỡng sức không?
- Mức hưởng BHYT của trẻ nhỏ khi mới sinh và có được cấp thẻ miễn phí không?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người vùng bãi ngang ven biển