Cách điền biểu mẫu giải quyết trợ cấp tai nạn lao động mới nhất (Mẫu 05A-HSB)
Tôi nghe nói hiện nay có quy định mới về biểu mẫu đề nghị giải quyết trợ cấp tai nạn lao động. Các bạn có thể hướng dẫn tôi cách điền biểu mẫu đó được hay không? Xin cám ơn!
- Mức hưởng chế độ tai nạn lao động
- Thời điểm hưởng trợ cấp đối với chế độ tai nạn lao động
- Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo pháp luật hiện hành
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đến tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn về cách điền biểu mẫu giải quyết trợ cấp TNLĐ như sau:
Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH có hiệu lực từ 01/05/2019 quy định về hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động thì có biểu mẫu mới là văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo biểu mẫu số 05A-HSB.
Chúng tôi xin hướng dẫn điền mẫu này như sau:
– (1) Nếu là số CMND thì bỏ “thẻ căn cước”, nếu là số thẻ căn cước thì bỏ “CMND”
– (2) Ghi đầy đủ: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố.
– (3) Nếu bị TNLĐ (hoặc BNN) lần đầu thì ghi lần thứ nhất, các lần sau ghi theo thứ tự số lần bị TNLĐ (hoặc BNN); Ví dụ: Ông A bị TNLĐ lần đầu ngày 30/8/2016 và bị TNLĐ ngày 05/3/2017 thì ghi: Lần thứ hai; hoặc ông B bị mắc BNN lần đầu ngày 05/9/2016 và bị TNLĐ ngày 03/4/2017 thì ghi: Lần thứ hai. Nếu bị TNLĐ, BNN nhiều lần tại cùng đơn vị mà chưa được giải quyết thì ghi: Lần 1 bị TNLĐ (hoặc BNN) ngày/tháng/năm; lần 2 bị TNLĐ (hoặc BNN) ngày/tháng/năm; lần n…
– (4) Ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của Biên bản điều tra TNLĐ; tên của Đoàn điều tra (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở) trong trường hợp bị TNLĐ hoặc số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của kết quả hội chẩn, giấy khám BNN, tên tổ chức hội chẩn hoặc tổ chức khám BNN trong trường hợp bị bệnh nghề nghiệp.
– (5) Đánh dấu X vào ô vuông để lựa chọn trường hợp bị TNLĐ. Có thể đánh dấu nhiều hơn một ô; Ví dụ: Ông A bị TNLĐ khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người SDLĐ ngoài giờ làm việc, tại nơi làm việc thì cùng lúc đánh dấu vào 02 ô vuông tương ứng.
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
– (6) Được hiểu là trường hợp bị tai nạn khi thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động theo điểm b khoản 1 Điều 45 Luật ATVSLĐ.
– (7) Áp dụng trong trường hợp TNGT được xác định là TNLĐ: Ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của Biên bản điều tra TNGT hoặc của Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn; trường hợp không có biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn hoặc Biên bản điều tra TNGT thì ghi: Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn và tên của cơ quan xác nhận.
– (8) Đánh dấu X vào ô vuông để lựa chọn hình thức nhận tiền (lưu ý: Không lựa chọn nhận trợ cấp hàng tháng bằng tiền mặt tại cơ quan BHXH); trường hợp lựa chọn nhận qua tài khoản cá nhân thì ghi đầy đủ: Số tài khoản, tên ngân hàng mở tài khoản, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mức lương hưởng trợ cấp tai nạn lao động tính trên mức lương nào?
Dưỡng sức sau tai nạn lao động theo luật mới nhất
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Chế độ tử tuất khi đang hưởng trợ cấp mất sức lao động thì qua đời
- Sau khi nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản hay không?
- Giấy ra viện hưởng chế độ con ốm cần có những thông tin gì?
- Trường hợp không cần đóng đủ 20 năm BHXH vẫn được hưởng lương hưu
- Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những giấy tờ gì?