Cách điền mẫu 01-HSB khi mắc các bệnh dài ngày theo quy định của pháp luật
Tôi có nhận được giấy ra viện của người lao động, trong đó ghi chuẩn đoán bệnh: Thoái hóa cột sống kèm theo bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn. Vậy cho tôi hỏi khi làm 01-HSB, tôi phải ghi vào mục bản thân ốm thường hay ốm dài ngày. Mong nhận được câu trả lời của tổng đài tư vấn. Tôi xin cảm ơn!
- Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày khi đã nghỉ hết 6 tháng
- Thủ tục hưởng chế độ ốm đau dài ngày
- Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày theo luật mới
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi về vấn đề: Cách điền mẫu 01-HSB khi mắc các bệnh dài ngày theo quy định của pháp luật. Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo danh mục bệnh bệnh cần chữa trị dài ngày quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì: Thoái hóa cột sống và bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn là hai bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Do đó, người lao động đó sẽ được hưởng chế độ ốm đau bệnh dài ngày theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH thì hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm:
+ Giấy ra viện/ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của người lao động
+ Danh sách theo mẫu 01-HSB.
Về nơi nộp hồ sơ: cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện nơi công ty đang đóng bảo hiểm cho người lao động
Hướng dẫn điền mẫu 01B-HSB cho người mắc bệnh dài ngày
Với chế độ ốm đau dài ngày, bạn điền vào phần II trong mục A của mẫu 01B-HSB như sau:
Cột A: Ghi số thứ tự.
Cột B: Ghi Họ và Tên của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.
Cột 1: Ghi mã số BHXH của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.
Cột 2: Ghi ngày/tháng/năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định;
Cột 3: Ghi ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định.
Cột 4: Ghi tổng số ngày thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết. Nếu nghỉ việc dưới 01 tháng ghi tổng số ngày nghỉ, nếu nghỉ việc trên 01 tháng ghi số tháng nghỉ và số ngày lẻ nếu có. Cộng tổng ở từng loại chế độ.
Ví dụ: Người lao động thực tế nghỉ việc 10 ngày đề nghị giải quyết hưởng chế độ thì ghi: 10.
Người lao động thực tế nghỉ việc 01 tháng 10 ngày đề nghị giải quyết hưởng chế độ thì ghi 1-10.
Cột C: Ghi số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh nơi người lao động mở tài khoản; trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân thì bỏ trống.
Cột D: Ghi chỉ tiêu xác định điều kiện, mức hưởng (Chỉ kê khai đối với đơn vị thực hiện giao dịch điện tử không gửi kèm theo chứng từ giấy):
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
* Ghi đúng mã bệnh được ghi trong hồ sơ. Trường hợp trong hồ sơ không ghi mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh.
Cột E:
+ Trường hợp ngày nghỉ hàng tuần của người lao động không rơi vào ngày nghỉ hàng tuần theo quy định chung (ngày thứ Bảy và Chủ nhật) thì cần ghi rõ.
Ví dụ: Ngày nghỉ hàng tuần vào ngày thứ Hai, thứ Năm hoặc Chủ nhật thì ghi: T2, T5 hoặc CN.
+ Trường hợp người lao động làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì ghi: PCKV 0,7.
Trên đây là hướng dẫn cách điền mẫu 01B- HSB khi nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày theo quy định của pháp luật.
Do đó trong trường hợp này người lao động của công ty bạn bị mắc bệnh dài ngày nên khi điền vào mẫu C70a-HD bạn phải điền vào cột bệnh dài ngày theo quy định.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bệnh dài ngày
Báo giảm và thủ tục hưởng chế độ khi nghỉ ốm đau dài ngày
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về: Cách điền mẫu 01-HSB khi mắc các bệnh dài ngày theo quy định của pháp luật; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế trong năm 2023?
- Muốn làm hồ sơ nhận tiền 1 lần thì cần phải chuẩn bị những gì và nộp cho ai?
- Xác định 14 ngày nghỉ việc để báo giảm nghỉ ốm
- Mắc bệnh hiểm nghèo có được cấp thẻ bảo hiểm miễn phí không?
- Hưởng tiền mai táng và tiền tuất của người đóng được 10 năm BHXH đã mất