Cách tính lương hưu cho người lao động theo luật mới
Cách tính lương hưu cho người lao động theo Luật bảo hiểm xã hội mới (năm 2014) được quy định như thế nào? Mong Tổng đài tư vấn giúp.
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Đóng bảo hiểm 25 năm lãnh lương hưu bao nhiêu?
- Cách tính thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu
Tư vấn chế độ hưu trí:
Về vấn đề cách tính lương hưu cho người lao động theo luật Bảo hiểm xã hội mới Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động có thể tham gia bảo hiểm theo hai hình thức là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Do đó, khi tính lương hưu cho người lao động cũng phải chia thành hai trường hợp:
+ Trường hợp tham gia bảo hiểm bắt buộc:
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.“
Như vậy: Theo Luật bảo hiểm xã hội mới thì cách tính lương hưu áp dụng cho người lao động về hưu từ năm 2023 như sau:
+) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2023 là 20 năm đầu được tính hưởng là 45% sau đó cứ thêm 1 năm đóng BHXH sẽ được tính thêm 2%. Mức tối đa nhận lương hưu là 75%.
+) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2023 trở đi là 15 năm đầu đóng BHXH sẽ được hưởng 45% sau đó cứ thêm 1 năm đóng BHXH sẽ được tính thêm 2%. Mức tối đa nhận lương hưu là 75%.
Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
+ Trường hợp tham gia bảo hiểm tự nguyện:
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:
“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.“
Như vậy, khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức tính lương hưu cũng giống như khi tham gia bảo hiểm bắt buộc.
+) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2023 là 20 năm đầu được tính hưởng là 45% sau đó cứ thêm 1 năm đóng BHXH sẽ được tính thêm 2%. Mức tối đa nhận lương hưu là 75%.
+) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2023 trở đi là 15 năm đầu đóng BHXH sẽ được hưởng 45% sau đó cứ thêm 1 năm đóng BHXH sẽ được tính thêm 2%. Mức tối đa nhận lương hưu là 75%.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thời điểm được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng
Hồ sơ hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về tính lương hưu cho người lao động, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản và các chế độ được hưởng
- Thời hạn cấp sổ BHXH và thẻ BHYT theo quyết định 595/QĐ-BHXH
- Tỉ lệ đóng vào quỹ ốm đau của người lao động nước ngoài tại Việt Nam
- Mức hưởng khi giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè
- Muốn nhận tiền 1 lần thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?