Cách tính mức hưởng lương hưu cho cán bộ nhà nước theo luật mới
Cách tính mức hưởng lương hưu cho cán bộ nhà nước theo luật mới? Tôi là nam, làm việc cho cơ quan nhà nước và đóng BHXH được tròn 35 năm. Năm nay 61 tuổi, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu cho cán bộ nhà nước, tôi có được hưởng khoản trợ cấp chế độ bảo hiểm nào không và nếu có thì mức hưởng của tôi là bao nhiêu?
- Mức hưởng lương hưu của lao động nam mới nhất
- Có được đi làm việc tiếp khi đã đủ tuổi hưởng lương hưu?
- Thời hạn giải quyết chế độ hưu trí
Tư vấn chế độ hưu trí:
Với trường hợp về mức hưởng lương hưu cho cán bộ nhà nước, Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bác như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu được quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
………”.
Căn cứ Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định:
“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ…”
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 220 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định:
“Điều 220. Hiệu lực thi hành
1. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.”
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021 thì quy định về tăng tuổi nghỉ hưu mới chính thức có hiệu lực. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ.
Trường hợp của bác, bác đã đóng bảo hiểm tròn 35 năm và đã đủ tuổi hưởng lương hưu (60 tuổi 3 tháng tuổi đối với nam). Vì vậy, bác đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định Cách tính mức hưởng lương hưu cho cán bộ nhà nước như sau:
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm;
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.“.
Vì vậy, mức hưởng lương hưu của bác = 45% + (35 năm -19 năm) x 2 = 77% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Do đó, mức hưởng lương hưu hàng tháng của bác là 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
Về cách tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm
Điểm a Khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần:
“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu”.
Vậy mức bình quân tiền lương, tiền công để tính lương hưu, trợ cấp một lần của bác được tính trong 5 năm cuối trước khi nghỉ việc do bác tham gia bảo hiểm xã hội trước năm 1995.
Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trợ cấp một lần được áp dụng cho người lao động khi nghỉ hưu:
“Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội”.
Như vậy:
Số năm đóng BHXH của bác tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% khi nghỉ hưu vào năm 2021 là (75% – 45%) : 2 + 19 năm = 34 năm.
Tính từ năm thứ 35 trở đi đối với nam, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng. Vậy từ năm thứ 34 đến năm 35 bác được tính 1 năm để hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Mức hưởng trợ cấp một lần của bác = 1 x 0,5 = 0,5 tháng mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Ngoài ra, bác có thể tham khảo thêm bài viết:
Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí và thời gian nộp
Thời điểm hưởng lương hưu cho người lao động
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về mức hưởng lương hưu cho cán bộ nhà nước, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Nghỉ việc nhưng chưa lấy sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ
- Không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Làm thế nào để thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu qua mạng?
- Có phải tham gia BHXH ở đơn vị thứ 2 khi làm việc ở 2 công ty cùng lúc không?
- Mức hưởng BHXH một lần cho người đóng bảo hiểm từ tháng 6/2016