19006172

Cách tính mức hưởng lương hưu cho cán bộ về hưu theo diện tinh giản biên chế

Cách tính mức hưởng lương hưu cho cán bộ về hưu theo diện tinh giản biên chế

Tôi là nữ, tên là: Ngô Thu Vân – sinh năm 1969 – hiện ở tại Đà Nẵng xin các luật sư tư vấn giúp một việc như sau: Tôi đi làm từ tháng 7/1987 được 31 năm (tính đến tháng 8/2023) là cán bộ tại cơ quan nhà nước. Nay đơn vị phải sáp nhập với đơn vị bạn, nên tôi xin về hưu trước tuổi theo chế độ 29/2023 theo nghị định của chính phủ. Cách tính mức hưởng lương hưu như thế nào? Hiện nay thì theo tôi được biết năm đóng bảo hiểm được tính cho nghỉ hưu trước tuổi là 30 năm, chứ không phải là 25 năm như trước đây? Lương hiện nay của tôi theo hệ số là: 4.65.



Tư vấn bảo hiểm xã hội:Cách tính mức hưởng lương hưu

Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bác về cách tính mức hưởng lương hưu cho cán bộ về hưu theo diện tinh giản biên chế; chúng tôi xin tư vấn cho bác như sau:

Thứ nhất: Về điều kiện tinh giản biên chế

Trước hết căn cứ điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP về đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế:

Điều 2. Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế

1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

c) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;”

Bác là cán bộ đi làm tại cơ quan nhà nước nên thuộc đối tượng tinh giản biên chế áp dụng Nghị định 29/2023/NĐ-CP. Tuy nhiên, để được áp dụng chế độ này thì đơn vị của bác phải có chính sách tinh giản biên chế và bác nằm trong danh sách tinh giản biên chế này.

Bên cạnh đó, bác sinh năm 1969 – tức hiện nay đã 54 tuổi. Bác đã đi làm từ tháng 7/1987 đến nay đã được 31 năm (tính đến tháng 8/2023). Xét khoản 4 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP về tinh giản biên chế:

“Điều 5. Chính sách nghỉ hưu trước tuổi

2. Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019), ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:

a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;

b) Được hưởng chế độ quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này.”

Theo quy định trên lao động nữ trên 51 tuổi đến dưới 54 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên đủ điều kiện về hưu theo diện tinh giản biên chế. Vậy bác đã đủ điều kiện thuộc đối tượng được tinh giảm biên chế; khi đó, bác được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.

Thứ hai: Về cách tính mức hưởng lương hưu:

+ Lương hưu hàng tháng:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức lương hưu hàng tháng thì:

“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”

Theo quy định trên, cách tính mức hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm 33 năm của bạn được tính như sau:

  • 15 năm đầu được tính bằng 45%;
  • 18 năm tiếp theo được tính bằng 18 x 2 = 36%;
  • Tổng hai tỉ lệ trên bằng 45 + 36 = 81%. Do mức hưởng tối đa bằng 75% nên tỉ lệ hưởng lương hưu của bạn được tính bằng 75% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (mức đóng bảo hiểm cao hơn mức tối đa sẽ được tính trợ cấp một lần khi về hưu).

Như vậy:

Bạn sẽ được hưởng tỉ lệ lương hưu tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể tại Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu”.

Vậy mức bình quân tiền lương, tiền công để tính lương hưu, trợ cấp một lần của bác được tính trong 5 năm cuối trước khi nghỉ việc.

Cách tính mức hưởng lương hưu

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

+ Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu:

Ngoài ra lương hưu hằng tháng, do có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn mức hưởng tối đa, căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu thì:

“1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

Theo đó, số năm tương ứng hưởng tỉ lệ lương hưu 75% với lao động nữ năm 2023 là 30 năm, mà bác lại có 33 năm đóng bảo hiểm xã hội nên bác sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng 0,5 x 3 = 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Kết luận:

Nếu đơn vị bác có chính sách tinh giản biên chế và bác nằm trong danh sách này, bạn được hưởng các chế độ sau khi về hưu:

+) Được hưởng lương hưu với mức tối đa là 75% mức bình quân tiền lương mà không bị trừ tỷ lệ khi về hưu trước tuổi;

+) Được nhận trợ cấp một lần khi về hưu với mức là 1,5 tháng mức bình quân tiền lương.

Ngoài cách tính mức hưởng lương hưu cho cán bộ về hưu theo diện tinh giản biên chế, bác có thể tham khảo thêm bài viết:

Hồ sơ hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Thời điểm hưởng lương hưu cho người lao động

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về cách tính mức hưởng lương hưu cho cán bộ về hưu theo diện tinh giản biên chế, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.

luatannam