Nội dung câu hỏi:
Dạo gần đây Tổng đài tư vấn trực tuyến: 19006172 nhận được rất nhiều câu hỏi về việc tính BHXH 1 lần khi đóng được 7 năm. Vậy dưới đây là hướng dẫn cách tính tiền BHXH và một số trường hợp tính toán cụ thể:
- Ra nước ngoài có được rút bảo hiểm xã hội một lần không
- Có được ủy quyền cho người khác lãnh bảo hiểm xã hội một lần không
- Đóng bảo hiểm chưa được 1 năm có được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
VIDEO: HƯỚNG DẪN TÍNH BHXH 1 LẦN BAO GỒM TIỀN TRƯỢT GIÁ
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn về vấn đề: Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội 7 năm cho người lao động, Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Công thức tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH :
“4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.”
Theo quy định trên, bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng: số tháng được hưởng bảo hiểm xã hội (×) mức bình quân tiền lương. Cụ thể:
+) Xác định số tháng làm căn cứ hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định
– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
+) Xác định mức bình quân tiền lương
Căn cứ khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian”.
Theo đó, mức bình quân tiền lương tháng để tính bảo hiểm xã hội một lần là bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 7 năm 11 tháng.
+) Xác định mức điều chỉnh tiền lương đóng BHXH
Căn cứ Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH thì khi tính toán mức bình quân tiền lương làm căn cứ hưởng BHXH 1 lần thì NLĐ được áp dụng hệ số trượt giá theo Bảng 1 Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
Bảng 1:
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
Mức điều chỉnh |
5,26 |
4,46 |
4,22 |
4,09 |
3,80 |
3,64 |
3,70 |
3,71 |
3,57 |
3,46 |
3,21 |
2,96 |
2,76 |
2,55 |
2,07 |
Năm |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
Mức điều chỉnh |
1,94 |
1,77 |
1,50 |
1,37 |
1,28 |
1,23 |
1,23 |
1,19 |
1,15 |
1,11 |
1,08 |
1,05 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
Do bạn không nói rõ từng gia đoạn và số tiền lương đóng BHXH nên chúng tôi không thể hỗ trợ tính cụ thể BHXH cho bạn được. Bạn vui lòng dựa vào những quy định trên để tính cụ thể mức hưởng bảo hiểm xã hội của mình.
Các trường hợp tính tiền BHXH 1 lần (số liệu thực)
Trường hợp 01: Đóng bảo hiểm 7 năm lãnh được bao nhiêu tiền
Tôi đóng bảo hiểm đến nay là khoảng 7 năm. Tôi định nghỉ việc vào tháng 6/2022 này và tôi muốn tính toán xem số tiền BHXH 1 lần của tôi nhận được bao nhiêu, mong anh chị hướng dẫn tôi cách tính chi tiết ạ. Xin cảm ơn.
Từ tháng 1/2013 – 2/2013: mức đóng là 3.554.200 đồng; từ tháng 3/2013 – 12/2013 mức đóng là 4.394.000 đồng; Từ tháng 1/2014 – 12/2014: mức đóng 5.000.000 đồng; Từ tháng 1/2015 – 12/2015 mức đóng là 5.700.000 đồng; Từ tháng 4/2018 – 12/2018 mức đóng là 13.000.000 đồng; Từ 1-3/2019 mức đóng là 13.000.000 đồng; Từ tháng 4-12/2019 mức đóng là 13.650.000 đồng; Từ tháng 1-3/2020 mức đóng là 13.650.000 đồng; từ tháng 4-10/2020 mức đóng 14.500.000 đồng; từ tháng 11-12/2020 mức đóng là 14.935.000 đồng; Từ tháng 1-6/2021 mức đóng 15.085.000 đồng; từ tháng 10 – 12/2020 mức đóng là: 15.085.000 đồng; Từ tháng 1/2022 – 6/2022 mức đóng là 15.085.000 đồng;
Trả lời:
Bước 1: xác định hệ số trượt giá: năm 2023 đang được áp dụng theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH;
Bước 02: xác định số tháng hưởng BHXH 1 lần:
– Trước 2014 bạn đóng được 1 năm BHXH nên được hưởng; 1 năm * 1.5 tháng = 1,5 tháng lương bình quân;
– Sau 2014 bạn đóng được 6 năm BHXH nên được hưởng: 6 năm * 2 tháng = 12 tháng lương bình quân;
Tổng: = 12 tháng + 1,5 tháng = 13,5 tháng lương bình quân;
Bước 3: Tính mức bình quân tiền lương:
Năm 2013:
– Bạn đóng từ tháng 1/2013 – 2/2013 với mức lương 3.554.200 đồng; = 2 tháng * 1.28 * 3.554.200 = 9.098.752 đồng;
– Bạn đóng từ tháng 3/2013 – 12/2013 với mức lương là 4.394.000 đồng; = 9 tháng * 1.28 * 4.394.000 = 50.618.880 đồng;
Năm 2014: bạn đóng từ tháng 1/2014 – 12/2014 với mức lương là 5.000.000 đồng; = 12 tháng * 1.23 * 5.000.000 = 73.800.000 đồng;
Năm 2015: bạn đóng từ tháng 1/2015 – 12/2015 với mức lương là: 5.700.000 đồng; = 12 tháng * 1.23 * 5.700.000 = 84.132.000 đồng;
Năm 2018: bạn đóng từ tháng 4/2018 – 12/2018 mức đóng là 13.000.000 đồng; = 9 tháng * 1.11 * 13.000.000 = 129.870.000 đồng;
Năm 2019:
– Bạn đóng từ tháng 1/2019 – 3/2019 với mức đóng là 13.000.000 đồng; = 3 tháng * 1.08 * 13.000.000 = 42.120.000 đồng;
– Bạn đóng từ tháng 4/2019 – 12/2019 với mức đóng là 13.650.000 đồng; = 9 * 1.08 * 13.650.000 = 132.678.000 đồng;
Năm 2020:
– Bạn đóng từ tháng 1/2020 – 3/2020 với mức lương là 13.650.000 đồng; = 3 tháng * 1.05 * 13.650.000 = 42.997.500 đồng;
– Bạn đóng từ tháng 4/2020 – 10/2020 với mức lương là 14.500.000 đồng; 7 tháng * 1.05 * 14.500.000 = 106.575.000 đồng;
– Bạn đóng từ tháng 11/2020 – 12/2020 với mức lương 14.935.000 đồng; 2 tháng * 1.05 * 14.935.000 = 31.363.500 đồng;
Năm 2021: bạn đóng từ tháng 1/2021 – 6/2021 và từ tháng 10/2021 – 12/2021 là 9 tháng với mức lương là 15.085.000 đồng; = 9tháng * 1.03 * 15.085.000 = 139.837.950 đồng
Năm 2022: Bạn đóng từ 1-6/2022 là 6 tháng với mức lương là: 15.085.000 đồng = 6 tháng * 1 * 15.085.000 = 90.510.000
Như vậy, mức lương bình quân trong 7 năm (84 tháng) đóng BHXH của bạn là = 933.601.582đồng/84 tháng = 11.114.304 đồng
Bảo hiểm xã hội một lần của bạn bằng = Mức bình quân tiền lương * số tháng hưởng = 13.5 tháng * 1.114.304 = 150.043.111 đồng;
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trường hợp 02: Đóng BHXH được 7 năm 05 tháng thì mức hưởng BHXH một lần như thế nào?
Đóng BHXH được 7 năm 05 tháng thì mức hưởng BHXH một lần như thế nào? Tôi làm tại công ty xi măng Bỉm Sơn từ tháng 7 năm 2009 cho đến ngày 24 tháng 11 năm 2016 thì tôi có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Mức lương bình quân của tôi là 5.200.000 đồng. Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm bắt buộc của tôi đến hết năm 2016 là 07 năm 05 tháng. Vậy tôi sẽ được hưởng như thế nào và cách làm mong quý Tổng đài tư vấn.
Trả lời:
Bước 1: xác định hệ số trượt giá: năm 2023 đang được áp dụng theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH;
Bước 02: xác định số tháng hưởng BHXH 1 lần:
– Đối với khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 07/2009 đến trước tháng 12/2013, tức 4 năm 6 tháng thì 6 tháng lẻ sẽ được chuyển sang cho khoảng thời giam từ 01/01/2014 trở về sau.
– Đối với khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2014 đến tháng 11/2016; tức 2 năm 11 tháng và tính thêm 6 tháng của thời gian trước năm 2014. Vậy tổng thời gian đóng bảo hiển của tháng này là 3 năm 5 tháng.
Thời gian được tính hưởng bảo hiểm của bạn như sau: 4 x 1,5 + 3,5 x 2 = 13 tháng.
Bước 3: Tính mức bình quân tiền lương: 5.200.000 đồng
Bước 4: Số tiền BHXH 1 lần nhận được như sau: 13 tháng * 5.200.000 đồng = 67.600.000 đồng.
Trường hợp 03: Tính BHXH 1 lần khi đóng BHXH 7 năm 8 tháng (số liệu thực)
Tôi đóng BHXH được 7 năm 8 tháng từ năm 2011 đến năm 2021 mức lương từ 1.6tr đến khoảng 6.2tr thì tôi nhận BHXH 1 lần được bao nhiêu tiền ạ? Xin Tổng đài hướng dẫn cách tính chi tiết. Xin cảm ơn.
Năm 2011: tháng 6: 1.658.500 đồng, tháng 7-8: 1.872.500 đồng; Năm 2013: 3-7 và tháng 11-12: 2.641.000 đồng; năm 2014: 1-12: 3.034.000 đồng; Năm 2015: 1-3 và tháng 6-12: 3.661.000 đồng; Năm 2016: 1-2 và tháng 4: 3.628.905 đồng; tháng 5-12: 3.810.350 đồng; Năm 2017: 1-4: 4.105.269 đồng; 5-7: 4.310.532 đồng, 8-12: 4.685.532 đồng; Năm 2018: 1-4: 4.970.424 đồng; 5-12: 5.200.195 đồng Năm 2019: 1-4: 5.512.337 đồng; 5-11: 5.769.204 đồng; Năm 2020: 10-12: 6.340.033 đồng; Năm 2021: 1: 6.340.033 đồng; 2-4: 5.965.033 đồng; 5-6: 6.263.285 đồng; 7-10: 3.920.000 đồng, 11: 6.263.285 đồng;
Trả lời:
Bước 1: Tính mức bình quân tiền lương
Theo quy định nêu trên, đối với người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì sẽ tính bình quân của toàn bộ quá trình đóng và được nhân thêm hệ số điều chỉnh giá theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH, cụ thể theo bảng sau:
Mức lương bình quân: 447.619.987 đồng : 92 tháng = 4.865.435 đồng/tháng;
Bước 2. Số tháng hưởng BHXH 1 lần;
Căn cứ Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 quy định như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Như vậy, bạn đóng được 7 năm 8 tháng sẽ được tính như sau:
+) Trước năm 2014 bạn đóng được 10 tháng lẻ nên được chuyển sang sau năm 2014 để tính;
+) Sau năm 2014 bạn đóng được 7 năm 8 tháng (đã cộng 10 tháng lẻ) làm tròn là 8 năm được hưởng: 8 năm * 2 tháng = 16 tháng lương bình quân;
Tổng số tháng bạn nhận được 16 tháng lương bình quân.
Bước 3. Số tiền Bảo hiểm xã hội một lần bạn nhận được
– Mức bình quân lương: 4.865.435 đồng;
– Số tháng hưởng BHXH 1 lần: 16 tháng;
Mức hưởng BHXH nhận được: 4.865.435 đồng * 16 tháng = 77.846.954 tháng;
Ngoài ra bạn có thể tham khảo những bài viết sau:
- Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới nhất
- Thời gian nộp hồ sơ và thời gian giải quyết BHXH một lần
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội 7 năm cho người lao động. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Có được truy hồi lại tiền lương hưu từ năm 2016 khi chấp hành hình phạt tù không?
- Thủ tục nhận tiền BHXH một lần cho người bị liệt nửa người
- Đóng BHXH ở nhà nước và cả tư nhân khi về hưu bình quân lương tính thế nào?
- Trễ hẹn thông báo tìm kiếm việc làm vì đám cưới thì có được hưởng TCTN không?
- Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu cho doanh nghiệp