Cách tính tiền thai sản cho chồng
Xin chào bộ phận tư vấn chế độ thai sản trực tuyến! Vợ tôi vừa sinh mổ nhưng không tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Tôi muốn hỏi là cách tính tiền thai sản cho chồng như thế nào? Vì tôi cũng đã đi làm được hơn 1 năm và có đóng bảo hiểm xã hội ở công ty ạ.
- Làm thế nào để cả vợ và chồng đều được hưởng chế độ thai sản?
- Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không đủ điều kiện hưởng thai sản
- Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng ở công ty hay cơ quan BHXH?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Với câu hỏi về Cách tính tiền thai sản cho chồng; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, cách tính tiền thai sản cho chồng khi nghỉ chăm vợ sinh con.
Căn cứ Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.”
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”
Theo quy định này, người chồng có vợ sinh con sẽ được nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ 05 ngày làm việc trở lên.
Đối chiếu với trường hợp bạn hỏi, vợ của bạn sinh mổ. bạn sẽ được nghỉ 7 ngày làm việc để chăm sóc vợ. Cách tính một ngày nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của chồng được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;”
Như vậy, mức hưởng thời gian nghỉ chăm sóc vợ của chồng sẽ bằng bình quân tiền lương 06 tháng cuối đóng BHXH trước khi nghỉ việc chia cho 24 và nhân với số ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản là 7 ngày.
Giả sử, tiền lương trung bình làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của bạn là 4.800.000 đồng 1 tháng thì số tiền bạn được hưởng khi nghỉ thai sản chăm sóc vợ sinh sẽ được tính như sau: 4.800.000/24*7-1.400.000 đồng.
Thứ hai, cách tính tiền thai sản cho chồng khi nhận trợ cấp một lần.
Căn cứ Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con“.
Căn cứ Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 về điều kiện hưởng chế độ thai sản:
“2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con“.
Theo những quy định vừa nêu, vợ sinh con mà không đóng bảo hiểm thì chồng sẽ được nhận trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở khi chồng đóng bảo hiểm được đủ 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.
Đối chiếu với trường bạn hỏi, khi vợ bạn sinh con, bạn đã đóng bảo hiểm ở công ty hiện tại được hơn 1 năm và vợ bạn không đóng bảo hiểm nên bạn sẽ được nhận tiền trợ cấp thai sản một lần bằng 2 tháng lương cơ sở.
Mức lương cơ sở hiện tại theo nghị định 24/2023/NĐ-Cp của chính Phủ là 1.800.000 đồng. Khi bạn nhận khoản trợ cấp một lần này thì cách tính tiền thai sản cho chồng được tính như sau:
800.000*2=3.600.000 đồng.
Kết luận, khi vợ của bạn sinh con và không đóng bảo hiểm thì tiền thai sản cho chồng được tính như sau:
– Tiền nghỉ việc hưởng chế độ chăm vợ bằng lương trung bình 6 tháng của bạn trước khi vợ sinh con chia cho 24 ngày làm việc và nhân với 7 (do vợ của bạn sinh mổ).
– Trợ cấp một lần =1.800.000 nhân 2 bằng 3.600.000 đồng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh phẫu thuật năm 2023
- Không có giấy đăng ký kết hôn chồng có được hưởng chế độ thai sản
- Vợ sẩy thai chồng có được nghỉ chăm sóc theo chế độ thai sản không?
Trong quá trình giải quyết; nếu còn vấn đề thắc mắc về Cách tính tiền thai sản cho chồng; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Chế độ thai sản trong trường hợp sinh non đối với lao động nữ
- Biên bản giám định sức khỏe hưởng BHXH 1 lần có giá trị trong bao nhiêu ngày?
- Thủ tục gộp sổ BHXH khi có hai sổ BHXH thời gian đóng khác nhau
- Thời gian trung tâm dịch vụ viêc làm chi trả TCTN tháng thứ hai
- Hồ sơ BHXH một lần có cần giấy quyết định nghỉ việc của công ty hay không?