Cách tính trợ cấp thất nghiệp khi thời gian làm việc gián đoạn
Chào tổng đài tư vấn, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau. Tôi có thời gian làm việc gián đoạn, cụ thể là từ tháng 3/2019 – tháng 8/2019 tôi làm việc ở công ty A sau đó nghỉ việc với mức lương cơ bản trong hợp đồng lao động là 2.900.000 đồng. Từ tháng 12/2019 – tháng 2/2020, tôi làm việc ở công ty B với mức lương 3.750.000 đồng và tôi lại nghỉ việc và làm ở công ty C từ tháng 8 và có ý định làm tới tháng 3/2021 với mức lương là 4.370.000 đồng rồi nghỉ việc thì cách tính trợ cấp thất nghiệp của tôi như thế nào?
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp gián đoạn có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
- Bảo hiểm thất nghiệp có tự động bảo lưu không?
- Tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao lâu thì được hưởng trợ cấp?
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Cách tính trợ cấp thất nghiệp khi thời gian làm việc gián đoạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật việc làm 2013 về Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì:
“1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp này của bạn được tính = 18 tháng (3/2019 – 8/2019) + 3 tháng (12/2019 – 2/2020) + 7 tháng (8/2020 – 2/2020) = 2 năm 04 tháng.
Mặt khác, căn cứ theo khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp thì:
“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng”.
Trong trường hợp này, với 2 năm 01 tháng tham gia bảo hiểm thì bạn sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH về Mức hưởng và tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thì:
“1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được xác định như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng |
= |
Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp |
x |
60% |
a) Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.”
Theo đó trong trường hợp này thì mức bình quân của 6 tháng liền kề 4.370.000 đồng.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của bạn là: 4.370.000 x 60% = 2.622.000 đồng.
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Kết luận
Như vậy trong trường hợp này thì bạn sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp với mức hưởng hàng tháng là 2.622.000 đồng/tháng.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Cách tính trợ cấp thất nghiệp khi thời gian làm việc gián đoạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.