Cách tính trợ cấp tai nạn lao động đối với công chức nhà nước
Bố tôi bị tai nạn lao động và suy giảm 47% khả năng lao động. Bố tôi hiện đang là công chức nhà nước với hệ số lương là 3,34 thì tổng đài có thể cách tính trợ cấp tai nạn lao động của bố tôi được không? Vì hệ số lương theo nhà nước nên gia đình không biết tính theo cách nào?
- Điều kiện, mức hưởng trợ cấp hàng tháng do tai nạn lao động
- Có được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần không?
- Trong quá trình điều trị tai nạn lao động có được hưởng nguyên lương
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với vấn đề cách tính trợ cấp tai nạn lao động của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì:
“Điều 49. Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp;
trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”
Như vậy:
Căn cứ theo định của pháp luật thì trong trường hợp của bố bạn, bố bạn bị tai nạn lao động động và bị suy giảm 47% khả năng lao động do vậy bố bạn sẽ được nhận trợ cấp hàng tháng theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, theo Khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH thì:
“Điều 5. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu.
…
2. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng quy định tại Khoản 2 Điều 49 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:
Mức trợ cấp hằng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,05 x L + (t-1) x 0,003 x L}
Trong đó:
– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
– L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
– t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Vậy, trong trường hợp của bố bạn, cách tính trợ cấp tai nạn lao động như sau:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng; do đó:
+) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động: 0,3 x 1.490.000 + (47-31) x 0,02 x 1.490.000 = 923.800 đồng.
+) Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động: 0,05 x 1.490.000 + (số năm đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN – 1) x 1.490.000 đồng.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn đề của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Thời gian giải quyết chế độ tai nạn lao động
Hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động năm 2021
Mọi thắc mắc liên quan đến chế độ tai nạn lao động, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Học sinh thuộc hộ nghèo có phải tham gia bảo hiểm y tế ở trường?
- Xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh để hưởng chế độ thai sản
- Hai con đều mất sau sinh thì chế độ thai sản cho mẹ như thế nào?
- Mức hưởng chế độ thai sản cho giáo viên như thế nào?
- Mức đóng và thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2023