Nội dung câu hỏi:
Em không biết xác định thế nào là bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương, anh chị bên tổng đài tư vấn có thể tư vấn cho em được không ạ? Em cảm ơn nhiều!
- Khám bệnh ở khác nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trong cùng tỉnh
- Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện trong cùng tỉnh
- Cơ sở y tế tuyến huyện bao gồm những cơ sở y tế nào?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về vấn đề xác định bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương; Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:
Bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương được hiểu thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định về Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh và tương đương:
1. Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
2. Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
3. Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa;
4. Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
5. Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
6. Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành;
7. Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
8. Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
9. Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân – dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Đăng ký vào bệnh viện tuyến tỉnh có khó không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 9. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh, tuyến trung ương
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này trong các trường hợp sau đây:
a) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”
Như vậy, đối tượng được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở Bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương gồm những trường hợp sau:
(1) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(2) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến tỉnh do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172.
Có thông tuyến tỉnh trong khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế;
Căn cứ điểm b Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;”
Như vậy, từ ngày 01/01/2021 khi đi khám chữa bệnh trái tuyến tỉnh thì được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú nhưng khi khám chữa bệnh ngoại trú thì sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế.
Trên đây là bài viết về vấn đề cách xác định bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương như thế nào? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng gọi điện tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Ủy quyền người khác đi khai báo tình trạng việc làm được không?
- Điều kiện nghỉ hưu khi làm công việc đặc biệt nặng nhọc
- Kê đơn cấp phát thuốc cho người mắc bệnh mạn tính
- Chi phí chữa bệnh lớn hơn 6 tháng lương cơ sở được hoàn trả không?
- Chỉ có tờ rời và bìa sổ BHXH thì có được nộp hồ sơ hưởng thai sản không