19006172

Cần mấy bộ hồ sơ để hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi?

Cần mấy bộ hồ sơ để hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi?

Cho em hỏi em sinh đôi thì tiền trợ cấp tã lót mà em được nhận có được gấp đôi người khác không ạ? Em cần chuẩn bị mấy bộ hồ sơ để hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi ạ? Em cám ơn rất nhiều!



mấy bộ hồ sơ để hưởng chế độ thai sản

Hỗ trợ tư vấn chế độ thai sản qua tổng đài trực tuyến: 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Cần mấy bộ hồ sơ để hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về mức hưởng trợ cấp 01 lần khi sinh đôi

Căn cứ Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi”.

Bên cạnh đó, Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 3. Mức lương cơ sở

1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng”.

Theo đó, khi bạn sinh đôi thì bạn sẽ được nhận 02 suất trợ cấp một lần với tổng số tiền là 5.960.000 đồng.

Thứ hai, cần mấy bộ hồ sơ để hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi?

Căn cứ Khoản 2 Điều 1 và Khoản 2 Điều 4 Quyết định 116/QĐ-BHXH quy định:

“Điều 1. Giải thích từ ngữ

2. Giải thích từ ngữ

– Số lượng thành phần hồ sơ nêu trong Văn bản này là 01 bản”.

“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

2.2.2. Lao động nữ sinh con:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

b) Trường hợp con chết sau khi sinh: Ngoài hồ sơ nêu tại nội dung a tiết này có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con; trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

c) Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.

d) Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.

đ) Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH thì có thêm một trong các giấy tờ sau:

mấy bộ hồ sơ để hưởng chế độ thai sản

đ1) Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

đ2) Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

đ3) Trường hợp phải GĐYK: Biên bản GĐYK.

e) Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con thì có thêm bản sao của bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ”.

Theo đó, khi bạn sinh đôi thì cũng chỉ cần 01 bộ hồ sơ thai sản. Trong đó bạn chuẩn bị bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của 02 con.

Nếu còn vướng mắc về Cần mấy bộ hồ sơ để hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp. 

--> Điều kiện hưởng thai sản khi lao động nữ sinh đôi năm 2021

Trả lời

luatannam