Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
Cho em hỏi: Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Em mang thai nhưng do sức khỏe yếu nên em muốn nghỉ dưỡng thai. Vậy em muốn hỏi là giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do ai cấp và phần “Số ngày cần nghỉ để điều trị bệnh” của giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được quy định như thế nào vậy ạ?
- Thời gian nghỉ dưỡng thai có được hưởng chế độ BHXH không?
- Nghỉ dưỡng thai do chỉ định của bác sỹ
- Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ sinh con
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn, với câu hỏi của bạn về: Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai; chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 56/2017/TT- BYT quy định thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai như sau:
“Điều 18. Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
a) Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;
b) Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;
c) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Như vậy, việc cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai sẽ do:
+ Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
+ Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;
+ Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Thứ hai, thời gian được nghỉ ghi trong giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
Căn cứ tại khoản 4 điều 18 Thông tư 56/2017/TT- BYT quy định:
“…Thời hạn nghỉ dưỡng thai thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa: Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
5. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó; việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tái khám để được xem xét cấp tiếp
Trên đây là bài viết tư vấn về: Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp
Trong quá trình giải quyết về: Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện Việt Đức
- Thủ tục thông báo tìm kiếm việc làm khi hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào?
- Chuyển nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu sang tỉnh khác?
- Người nước ngoài có được tham gia BHYT tự nguyện không?
- Vợ không đủ điều kiện hưởng thai sản thì chồng có được hưởng không