19006172

Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động làm mất sổ

Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động làm mất sổ

Tổng đài hỗ trợ giúp tôi vấn đề: Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động làm mất sổ. Tôi năm nay 35 tuổi và đã tham gia bảo hiểm xã hội 14 năm. Trong lúc mang hồ sơ đi hưởng bảo hiểm xã hội thì trên đường đi tôi có đánh rơi sổ bảo hiểm xã hội.

Vậy tôi phải làm thế nào để được cấp lại sổ bảo hiểm do mình làm mất? Tôi có thể nộp trước hồ sơ để nhận tiền 1 lần rồi bổ sung tiền sau không? Nếu không được mà khi nộp hồ xong tôi lại phải vào Nam luôn thì nhận tiền bằng cách nào? Tôi nhận xong tiền 1 lần thì sau này đi làm sẽ phải đóng bảo hiểm lại từ đầu luôn đúng không?


Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợpVới trường hợp Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động làm mất sổ; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động làm mất sổ

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/-BHXH như sau:

Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT

1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng

1.1. Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.“.

Theo đó, đơn vị bạn cần chuẩn bị tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS để làm thủ tục cấp lại và nộp đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi chốt sổ cuối cùng.

Thời hạn giải quyết theo quy định là không quá 10 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ. Trường hợp phức tạp cần xác minh thì tối đa là 45 ngày nhưng phải thông báo cho bạn biết bằng văn bản.

Thứ hai, về vấn đề hưởng BHXH một lần khi chưa có sổ BHXH

Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau:

“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

a1) Sổ BHXH.

a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.

а3) Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

– Hộ chiếu do nước ngoài cấp.

– Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.

– Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp”.

Như vậy, sổ BHXH là thành phần hồ sơ bắt buộc phải có để có thể đề nghị nhận BHXH một lần. Vì thế, bạn vui lòng chờ cấp lại sổ BHXH rồi mới nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thời điểm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Thứ ba, về cách để nhận tiền BHXH một lần

Mẫu đề nghị 14-HSB (được ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH) có nội dung như sau:

“Hình thức nhận tiền lương hưu/trợ cấp BHXH (9)

Tiền mặt         Tại cơ quan BHXH          Qua tổ chức dich vụ BHXH

ATM: Chủ tài khoản ………………………………. Số tài khoản ……………….. Ngân hàng …………………………………. Chi nhánh ………………………………”

Mặt khác, Khoản 6 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:

“Điều 18. Quyền của người lao động

6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội”.

Bạn cho biết sau khi nộp hồ sơ nhận BHXH một lần thì bạn có việc cần vào Nam. Theo quy định trên thì bạn có 02 cách sau để nhận tiền trợ cấp:

– Bạn có thể đăng ký nhận tiền qua tài khoản ATM theo mẫu đề nghị 14-HSB (được ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH);

– Bạn có thể ủy quyền cho người khác nhận thay tiền BHXH một lần theo mẫu ủy quyền 13-HSB (được ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH).

Thứ tư, về thời gian đóng bảo hiểm sau khi bạn nhận tiền BHXH một lần

Căn cứ Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội”.

Như vậy, có thể thấy khi bạn nhận tiền BHXH một lần thì thời gian đóng của bạn sẽ không còn nữa; khi bạn đến làm việc ở đơn vị mới bạn sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội lại từ đầu. 

Trên đây là bài viết về vấn đề cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động làm mất sổ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Tự động bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động làm mất sổ. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Sau bao lâu kể từ khi nộp hồ sơ được nhận tiền BHXH một lần?

luatannam