Cắt thẻ BHYT theo đối tượng hộ nghèo khi đi làm ở công ty
Cho em hỏi vấn đề cắt thẻ BHYT theo đối tượng hộ nghèo khi đi làm ở công ty? Chuyện là cuối T7/2019 mình có đi làm công ty, thử việc 1 tháng, đến T9/2019 thì kí hợp đồng với công ty và được công ty đóng BHXH. Đến Tháng 1/2020 thì mình làm đơn xin nghỉ việc, thời gian đóng BHXH của mình tầm 4 tháng. Trước khi đi làm, vì gia đình mình thuộc diện hộ nghèo nên được cấp phát thẻ BHYT miễn phí, nhưng khi đi làm công ty thì mình được cấp phát thẻ mới là thẻ doanh nghiệp. Hiện tại mình tra trên trang BHYT VN thì cả 2 thẻ của mình đã hết hạn, vậy cho mình hỏi tại sao thẻ BHYT theo đối tượng hộ nghèo của mình bị hết hạn? Bây giờ mình có được cấp lại thẻ BHYT theo diện hộ nghèo hay không? Năm 2020 gia đình mình vẫn thuộc đối tượng hộ nghèo? Mình đóng BHXH được 04 tháng thì sau này có được nhận tiền BHXH một lần không?
- Thời hạn cấp thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo?
- Có được cắt thẻ BHYT để được cấp thẻ BHYT hộ nghèo không?
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về việc cắt thẻ BHYT theo đối tượng hộ nghèo khi đi làm ở công ty
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 16. Thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.
2. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.”
Theo quy định trên thì mỗi người sẽ chỉ được cấp và sử dụng một thẻ BHYT.
Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
“Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này”.
Dẫn chiếu Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;”
Như vậy, theo quy định này thì đối tượng người lao động là đối tượng xếp đầu tiên nên khi bạn thuộc hai đối tượng là người lao động và đối tượng hộ nghèo thì bạn phải đóng BHYT theo đối tượng người lao động. Do đó, thẻ BHYT theo đối tượng hộ nghèo của bạn sẽ bị cắt giá trị sử dụng.
Thứ hai, về việc cấp lại thẻ BHYT theo đối tượng hộ nghèo
Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
9. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác”
Theo thông tin bạn cung cấp thì hiện tại bạn đã nghỉ việc ở công ty và gia đình bạn vẫn thuộc đối tượng hộ nghèo do đó, bạn vẫn thuộc đối tượng được cấp thẻ BHYT theo quy định Khoản 9 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Trường hợp bạn muốn cấp lại thẻ BHYT theo đối tượng hộ nghèo thì bạn phải liên hệ ra UBND xã phường nơi bạn có sổ hộ khẩu để đề nghị cấp lại thẻ BHYT.
Thứ ba, về vấn đề có được nhận BHXH 1 lần khi đóng 4 tháng BHXH không?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 8: Bảo hiểm xã hội một lần
Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”
Như vậy, bạn đã đóng được 4 tháng BHXH thì sau một năm nghỉ việc bạn không tham gia đóng BHXH ở đâu thì bạn vẫn sẽ được nhận tiền BHXH 1 lần.
- Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần khi ra nước ngoài định cư
- Để được hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới sau nghỉ việc thì cần điều kiện gì không?
- Quy trình lập biên bản điều tra tai nạn lao động chết người
- Có cần đóng tiền cho bảo hiểm đến thời điểm đủ 5 năm liên tục không?
- Công ty cố tình giữ sổ bảo hiểm bị phạt như thế nào?