Chậm cấp đổi thẻ BHYT bị phạt như thế nào?
Xin chào tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến, theo em được biết thì trường hợp nếu thẻ BHYT của người tham gia bị rách hoặc bị hỏng, bị mờ thông tin thì có thể xin cấp đổi thẻ BHYT đúng không? Nếu trong trường hợp coq quan nhà nước chậm cấp đổi thẻ BHYT cho người dân so với thời hạn quy định thì có bị phạt và chịu trách nhiệm gì không? Xin cảm ơn rất nhiều.
- Hồ sơ cấp đổi thẻ BHYT do bị sai ngày sinh mới nhất
- Thời gian cấp thẻ BHYT khi thay đổi nơi KCB ban đầu trong bao lâu?
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về trường hợp được cấp đổi thẻ BHYT
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thẻ bảo hiểm y tế.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.”
Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp thẻ bảo hiểm y tế bị Rách, nát hoặc hỏng hoặc thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hay thông tin ghi trong thẻ không đúng đề được cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế.
Thứ hai, chậm cấp đổi thẻ BHYT bị phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Nghị định 176/2013/NĐ-CP thì:
“Điều 63. Vi phạm quy định về cấp, cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp cấp, cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm dưới 10 ngày làm việc so với thời gian theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền đối với hành vi cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm từ 10 ngày làm việc trở lên so với thời gian quy định theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm dưới 50 thẻ;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm từ 50 thẻ đến dưới 100 thẻ;
c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm từ 100 thẻ đến dưới 500 thẻ;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm từ 500 thẻ đến dưới 1.000 thẻ;
đ) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm từ 1.000 thẻ trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.”
Như vậy, theo quy định trên thì đối với trường hợp chậm cấp đổi thẻ BHYT chậm dưới 10 ngày làm việc so với thời gian theo quy định thì sẽ bị phạt cảnh cáo. Còn nếu cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm từ 10 ngày làm việc trở lên so với thời gian quy định thì tùy thuộc vào số lượng người vi phạm mà có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, còn buộc phải trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã phải tự chi trả (nếu có).
Trên đây là bài viết về vấn đề chậm cấp đổi thẻ BHYT bị phạt như thế nào?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Thủ tục điều chỉnh thông tin sai ghi trên thẻ BHYT
Thủ tục cấp đổi thẻ BHYT do thẻ BHYT bị hỏng theo quy định
- Đóng bảo hiểm 3 năm rút được bao nhiêu tiền
- Có phải đợi 1 năm sau khi gộp sổ mới được rút BHXH 1 lần?
- Có thể hưởng gộp BHXH một lần cùng với bảo hiểm thất nghiệp?
- Người hưởng trợ cấp thất nghiệp khám chữa bệnh BHYT trái tuyến tỉnh
- Trong vòng 45 ngày kể từ khi quay lại làm việc làm hồ sơ thai sản được không?