Chậm cấp mới thẻ BHYT cho NLĐ có bị xử phạt không?
Công ty vừa rồi có làm hồ sơ báo tăng và cấp mới thẻ BHYT cho người lao động nhưng bên cơ quan BHXH vẫn chưa phát hành thẻ, cũng khoảng hơn 20 ngày rồi. Vậy thời hạn khi cơ quan BHXH giải quyết cấp mới thẻ BHYT là bao nhiêu lâu vậy ạ? Trường hợp cơ quan BHXH chậm cấp thì có bị phạt không? Xin cảm ơn rất nhiều.
- Năm 2020 có phải cấp mới lại thẻ BHYT doanh nghiệp không?
- Thời hạn cấp thẻ BHYT mới cho người lao động là bao lâu?
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về thời hạn cấp thẻ BHYT mới cho NLĐ
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 30. Cấp thẻ BHYT
1. Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 01/01/2019 trở đi: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.3. Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Công ty bạn vừa rồi có làm hồ sơ báo tăng và cấp mới thẻ BHYT cho người lao động nhưng bên cơ quan BHXH vẫn chưa phát hành thẻ và thời gian đã khoảng hơn 20 ngày. Theo đó, thời gian cấp mới thẻ BHYT cho người lao động là trong vòng 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Do đó, bạn cần liên hệ lại với cơ quan BHXH để biết cụ thể lý do chưa được cấp.
Thứ hai, chậm cấp mới thẻ BHYT cho NLĐ có bị xử phạt không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Nghị định 176/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 63. Vi phạm quy định về cấp, cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế
2. Phạt tiền đối với hành vi cấp thẻ bảo hiểm y tế chậm hơn từ 10 ngày làm việc trở lên so với thời gian quy định theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm dưới 50 thẻ;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 50 thẻ đến dưới 100 thẻ;
c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 100 thẻ đến dưới 500 thẻ;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 500 thẻ đến dưới 1.000 thẻ;
đ) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 1.000 thẻ trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.”
Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp chậm cấp mới thẻ BHYT từ 10 ngày làm việc trở lên so với thời gian quy định thì tùy thuộc vào số lượng thẻ BHYT chậm cấp sẽ bị xử phạt tiền từ 300.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, người chậm thực hiện cấp mới thẻ BHYT cho NLĐ còn buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã phải tự chi trả (nếu có).
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Thủ tục khám bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT
Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng
- Điều trị ngoại trú được giải quyết chế độ ốm đau khi nào?
- Hồ sơ cấp lại thẻ BHYT bị mất đối với sỹ quan quân đội
- Nghỉ thai sản có phải thông báo tình hình tìm kiếm việc làm không?
- Thời hạn phải nộp hồ sơ thai sản khi đã nghỉ việc ở công ty mới nhất
- Tính tiền BHXH một lần sẽ nhận được khi đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014