Bảo hiểm xã hội tự nguyện bị đóng chậm
Tôi làm việc được 15 năm. Sau đó tôi nghỉ việc ở nhà và tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tôi đóng được khoảng 1 năm sau đó tôi ở với con tại tỉnh khác mất 10 tháng. Trong 10 tháng đó tôi không đóng bảo hiểm tại quê cũng không làm thủ tục thông báo về việc không đóng bảo hiểm tự nguyện. Bây giờ tôi đã về thì tôi có thể đóng tiếp bảo hiểm tự nguyện được không? Nếu tôi muốn đóng lại 10 tháng thiếu đấy thì có đóng được không? Thủ tục như thế nào?
- Cách tính tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội
- Mức thu nhập tháng tối đa và tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo luật mới
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định về thời điểm đóng:
“3. Quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng”.
Như vậy:
Theo quy định của pháp luật, khi bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà không đóng thì được coi là trường hợp tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Nếu bạn muốn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau đó bạn tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội như bình thường, thời gian bạn đóng bảo hiểm xã hội sẽ được cộng dồn để tính lương hưu.
Trong trường hợp bạn muốn đóng bù, bạn có thể đóng bù những tháng chậm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó. Tuy nhiên, ngoài số tiền đóng bù của các tháng chậm đóng, bạn còn phải đóng thêm lãi cho khoảng thời gian chậm đóng này. Mức lãi áp dụng bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Mức đóng bù này được quy định tại khoản 3 Điều 11 về mức đóng tại Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH, theo đó:
Công thức tính mức đóng bù là : T3 = Mđ x (1+r)t
Trong đó:
– T3: Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng;
– Mđ: Mức đóng hằng tháng; mức đóng 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
– t: Số tháng chậm đóng;
– r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
Căn cứ vào mức đóng của bạn cũng như lãi suất đầu tư mà quỹ bảo hiểm công bố thì bạn có thể tính ra mức đóng bù của bạn. Sau đó bạn trực tiếp lên cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đóng bù lại số tiền này.
Bạn có thể tham khảo mức đóng tại bài viết:
Có thể thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Luật mới
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên theo quy định mới nhất
- Điều tra bệnh nghề nghiệp được tiến hành trong trường hợp nào?
- Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp khi làm việc lần lượt tại 3 công ty
- Đóng bảo hiểm bị gián đoạn có được nhận trợ cấp thất nghiệp không?
- Quyền lợi khi hưởng trợ cấp tuất hàng tháng là gì?