19006172

Chậm lập danh sách cấp thẻ BHYT có bị xử phạt không?

Chậm lập danh sách cấp thẻ BHYT có bị xử phạt không?

Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Theo tôi được biết thì ủy ban nhân dân sẽ có trách nhiệm thu tiền BHYT của người dân nếu muốn tham gia BHYT tự nguyện hộ gia đình nhưng nếu người tham gia đã đóng tiền mà bên ủy ban chập lập danh sách và chuyển hồ sơ để cấp thẻ BHYT thì có bị phạt không? Mức phạt cụ thể như thế nào?



Chậm lập danh sách cấp thẻ BHYT

Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:

“Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm y tế

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã), ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn cho các đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Luật này theo hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, l và n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này; Ủy ban nhân dân cấp xã phải lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em đồng thời với việc cấp giấy khai sinh.”

Như vậy, theo quy định trên thì ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT trên địa bàn cho các đối tượng trong đó có đối tượng tự nguyện hộ gia đình.

Thứ hai, chậm lập danh sách cấp thẻ BHYT có bị xử phạt không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Nghị định 176/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 62. Vi phạm quy định về lập, chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý chậm hơn thời gian quy định nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế;

b) Lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý không đủ số người theo quy định nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

2. Phạt tiền đối với hành vi lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý chậm hơn thời gian quy định làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với trường hợp chậm dưới 10 ngày làm việc theo quy định của pháp luật;

b) Từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp chậm từ 10 ngày làm việc trở lên theo quy định của pháp luật.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.”

Như vậy, theo quy định trên thì đối với trường hợp chậm lập danh sách và chuyển hồ sơ cấp thẻ BHYT thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Trường hợp chậm lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và châm dưới 10 ngày làm việc thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng hoặc chậm từ 10 ngày làm việc trở lên sẽ bị phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Bố chồng của hạ sỹ quan có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?

Có được cấp thẻ BHYT khi chưa có giấy khai sinh không?

luatannam