Chế độ được nhận khi tinh giảm biên chế mới nhất
Các anh chị, các bạn cho tôi hỏi với ạ. Tôi là giáo viên nữ, đã đi làm đc 22 năm làm giáo viên trên vùng cao. Do công việc áp lực nên tôi đang có ý định muốn nghỉ theo diện tinh giảm biên chế. Khi nghỉ như vậy thì tôi có được lĩnh khoản tiền nào ko ạ?
- Công nhân may có được nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế không?
- Người về hưu theo diện tinh giản biên chế có được hưởng chế độ tử tuất không?
- Nghỉ hưu theo đối tượng tinh giản biên chế được hưởng quyền lợi gì?
Tư vấn chế độ hưu trí:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Chế độ được nhận khi tinh giảm biên chế mới nhất tới chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Thứ nhất, đối tượng thuộc diện tinh giảm biên chế theo quy định mới nhất.
Căn cứ pháp luật: Điều 2 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về chính sách tinh giản biên chế mới nhất như sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ;
– Dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
– Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
– Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
– Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
– Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
– Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
– Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.
Theo quy định này, đối tượng thuộc diện được tinh giảm biên chế phải thuộc một trong những trường hợp đã nêu ở trên. Ngoài ra, các đối tượng thuộc một trong những trường hợp đã nêu ở trên không phải là những người thuộc trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP, cụ thể:
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Thứ hai, các chế độ ưu đãi với người tinh giảm biên chế có 15 năm làm việc ở khu vực hưởng phụ cấp 0.7 trở lên.
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Chính sách nghỉ hưu trước tuổi
1. Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 135/2020/NĐ-CP) và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.”
Theo quy định nêu trên, người thuộc đối tượng tinh giảm biên chế nếu tuổi ít hơn từ đủ 05 tuổi tới tối đa đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu bình thường của họ và đã đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên trong đó có 15 năm làm việc ở vùng có phụ cấp khu vực từ 0.7 thì được nhận trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi. Khoản trợ cấp này có thể hiểu là một khoản tiền nhằm hỗ trợ người lao động bị tinh giảm biên chế để họ có thể ổn định cuộc sống và tìm kiếm một công việc khác. Ngoài khoản trợ cấp nói trên, người bị tinh giảm biên chế trong trường hợp này còn được trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương. Khoản trợ cấp này có thể được hiểu như khoản trợ cấp thôi việc đối với những trường hợp chấm dứt công việc khác.
Như vậy, bạn làm giáo viên ở vùng cao đã được 22 năm đóng bảo hiểm xã hội. Nếu bạn được hưởng phụ cấp khu vực từ 0.7 trở lên và tuổi của bạn hiện tại ít hơn từ 5 tuổi tới 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của bạn thì bạn sẽ được nhận 2 khoản trợ cấp khi thuộc đối tượng được tinh giảm biên chế theo quy định mới nhất của Chính Phủ. Khoản trợ cấp thứ nhất là trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi và khoản trợ cấp thứ hai là trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Năm đóng bảo hiểm xã hội thứ 21 và năm đóng bảo hiểm thứ 22 của bạn sẽ được nhận ½ tháng lương. Tổng cộng bạn sẽ nhận được 06 tháng lương. Ngoài 2 khoản trợ cấp nói trên, bạn còn được hưởng lương hưu sớm mà không bị trừ tỉ lệ phần trăm lương hưu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Phải đáp ứng yêu cầu gì mới được về hưu sớm theo diện tinh giản biên chế?
- Được cơ quan đề nghị cho nghỉ việc sớm theo diện tinh giản biên chế
- Nghỉ việc do tinh giản biên chế có được hưởng BHXH một lần không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.