Chế độ hưu trí và mức hưởng lương hưu nghỉ trước tuổi cho lao động nữ
Chị tôi là giáo viên trường THCS năm nay 41 tuổi, do bị tai nạn đã được giám định sức khỏe và được kết luận là bị suy giảm trên 81% sức khỏe. Chị tôi vừa đủ 15 năm đóng bảo hiểm. Vậy cho tôi xin hỏi chị ấy có được hưởng hưu trí không? Chế độ hưu trí và mức hưởng lương hưu nghỉ trước tuổi cho lao động nữ là như nào?
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Cách tính mức giảm lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
- Nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động theo Luật mới
Tư vấn chế độ hưu trí:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về chế độ hưu trí và mức hưởng lương hưu nghỉ trước tuổi cho lao động nữ. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, điều kiện về hưu trong trường hợp thông thường;
Căn cứ quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;”
Tuy nhiên, tuổi nghỉ hưu theo quy định mới nhất tại Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 thì:
“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
b) Sửa đổi, bổ sung Điều 55 như sau:
Theo đó thì năm 2023 nữ phải đủ 56 tuổi và nam phải đủ 60 tuổi 9 tháng sẽ và cần đóng BHXH được ít nhất 20 năm mới đủ điều kiện về hưu trước tuổi. So với thông tin bạn cung cấp thì tuổi của chị bạn còn quá trẻ – 41 tuổi, đóng BHXH được 15 năm nên chưa thể về được.
Thứ hai, điều kiện về hưu khi suy giảm khả năng lao động;
Căn cứ Khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Theo quy định trên, để được về hưu sớm khi suy giảm khả năng lao động thì người lao động cần đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+) Đóng BHXH ít nhất đủ 20 năm;
+) Bị suy giảm khả năng lao động là 81%;
+) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi chuẩn là: 2023 đối với nữ là 46 tuổi và với nam là 50 tuổi 9 tháng.
Như vậy, bạn 41 tuổi và suy giảm 81% khả năng lao đông nhưng chỉ đóng được 15 năm bảo hiểm xã hội. Do đó chị bạn không đủ điều kiện về tuổi cũng như về số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu.
Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Chị bạn có thể tham gia tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội và chờ đến khi đủ tuổi để có thể nghỉ hưởng lương hưu.
Trên đây là giải đáp về vấn đề chế độ hưu trí và mức hưởng lương hưu nghỉ trước tuổi cho lao động nữ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Có phải mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị trừ 2% lương hưu?
Thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
Trong quá trình giải quyết nếu có vướng mắc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.