Chế độ thai sản của giáo viên khi trùng với đợt nghỉ hè
Em đang nghỉ chế độ thai sản đến 23/08/2020 em định xin nghỉ dưỡng sức thêm 10 ngày nữa do em mổ sinh đôi. Vậy em có cần làm giấy bệnh không hay chỉ nộp đơn xin nghỉ cho trường? Mỗi ngày hưởng của em được bao nhiêu tiền? Đợt nghỉ thai sản của em lại trùng vào đợt nghỉ hè thì em muốn hỏi chế độ thai sản của giáo viên khi trùng với đợt nghỉ hè như thế nào ạ?
- Mức hưởng khi giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè
- Khi nào được nghỉ dưỡng sức sau thai sản
Tư vấn Chế độ thai sản trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn bảo hiểm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định của pháp luật về chế độ dưỡng sức sau sinh
Căn cứ Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày…
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định:
“… 2.4. Trường hợp hưởng DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 100, khoản 5 Điều 101 Luật BHXH; khoản 1 Điều 60 Luật ATVSLĐ là Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập”.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn nghỉ sinh 6 tháng xong mà sức khỏe của bạn chưa đảm bảo, nếu có sự đồng ý của đơn vị, bạn có thể được nghỉ dưỡng sức. Hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh chỉ bao gồm danh sách 01B-HSB. Do vậy, bạn không cần phải nộp thêm giấy bệnh hay đơn xin nghỉ cho đơn vị bạn.
Thứ hai, chế độ thai sản của giáo viên khi trùng với đợt nghỉ hè
Căn cứ Khoản 3 Công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB quy định:
“3. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (Khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định ( Khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).
Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.”
Như vậy, với trường hợp của bạn khi có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè, bạn sẽ được giải quyết theo hai phương án:
TH1: Được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm
TH2: Thanh toán tiền nghỉ hằng năm nếu không bố trí được ngày nghỉ
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp
Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ nghỉ sinh con
- Có được nhân đôi thời gian hưởng chế độ ốm đau khi làm công việc nặng nhọc
- Được nhận BHTN mấy lần khi đóng thất nghiệp 6 năm?
- Giải quyết hưởng chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Điều kiện hưởng thai sản đối với lao động nữ bị thai lưu 15 tuần
- Chính sách tăng lương hưu cho người đang hưởng lương hưu năm 2023