Chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ không tham gia BHXH
Anh (chị) cho em: Vợ em sinh con nhưng vợ không tham gia bảo hiểm xã hội, em thì có tham gia tại công ty. Vậy em có được hưởng chế độ thai sản cho nam theo luật bảo hiểm xã hội không ạ? Em cảm ơn anh (chị).
- Chế độ nghỉ thai sản cho lao động nam có vợ sinh con
- Mức hưởng trợ cấp một lần cho lao động nam khi vợ sinh con
- Thời điểm lao động nam được nghỉ hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con
Tư vấn chế độ thai sản:
Trường hợp của bạn: Chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ không tham gia BHXH, Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
………..
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con”.
Như vậy:
Theo quy định của pháp luật, lao động nam có tham gia bảo hiểm xã hội khi có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản. Trong trường hợp này, bạn tham gia BHXH, vợ không tham gia. Vậy nên khi vợ bạn sinh, bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định như sau:
+) Về thời gian hưởng chế độ thai sản khi lao động nam tham gia BHXH có vợ sinh:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
“2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con“.
Như vậy, trong 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con thì bạn có thể nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với nam và thời gian nghỉ việc tùy thuộc vào trường hợp sinh của vợ.
Về cách tính số tiền hưởng chế độ thai sản của lao động nam cho những ngày nghỉ khi vợ sinh con, bạn vui lòng tham khảo tại bài viết: Cách tính số ngày nghỉ và mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam khi vợ sinh con.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
+) Về vấn đề trợ cấp một lần đối với lao động nam tham gia BHXH có vợ không tham gia BHXH sinh con:
Căn cứ theo Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về trợ cấp một lần khi sinh con:
“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con“.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 về điều kiện hưởng chế độ thai sản
“2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con“.
Như vậy:
Theo quy định trên khi người lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh mà vợ không tham gia bảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con sinh ra bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng vợ sinh (từ ngày 1/7/2018 lương cơ sở là 1.390.000 đồng).
Ngoài ra, để biết thêm về hồ sơ giải quyết chế độ thai sản đối với lao động nam bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Hồ sơ nghỉ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam
Lao động nam được nghỉ bao lâu khi vợ sinh con?
Trên đây là quy định của pháp luật về: Chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ không tham gia BHXH. Mọi ý kiến thắc mắc về vấn đề bảo hiểm xã hội, xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Đóng bảo hiểm xã hội 8 tháng rồi nghỉ có được nhận tiền một lần không?
- Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp có phải trả lại thẻ BHYT không?
- Làm việc dưới một năm tính bảo hiểm xã hội một lần thế nào?
- BHXH một lần để lâu năm chưa làm thủ tục hưởng bị mất không?
- Đối tượng K2 đi KCB ngoại trú thì có được BHYT chi trả 100% chi phí KCB