Chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm phụ cấp
Chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm phụ cấp? Tôi lao động với mức lương hơn 10 triệu/tháng. Trong đó mức lương cơ bản là 5 triệu, phụ cấp trách nhiệm chức vụ của tôi là 5 triệu, và một số khoản phụ cấp khác. Tôi dự tính sinh vào 30-4-2021 nhưng từ tháng 1 đến tháng 2/2021 công ty tôi vẫn chỉ đóng bảo hiểm theo mức lương cơ bản, không đóng thêm mức phụ cấp theo quy định của luật mới. Vậy quyền lợi theo luật BHXH của em là gì, và em phải liên hệ cơ quan nào, làm thủ tục gì để được hưởng đúng quyền lợi của mình?
- Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian mang thai
- Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp?
- Khoản lương nào phải bắt buộc phải đóng bảo hiểm?
Tư vấn chế độ thai sản:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty chúng tôi, với trường hợp Chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm phụ cấp Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
“ 2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động”.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định về các khoản tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).
Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự”.
Theo đó:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm mức lương và các khoản phụ cấp lương như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự .
Do vậy, trong tiền lương của bạn nêu trên có cả phụ cấp chức vụ, trách nhiệm nên công ty phải đóng bảo hiểm xã hội cho bạn dựa vào lương cơ bản và khoản phụ cấp này. Và việc công ty chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản mà không bao gồm phụ cấp trách nhiệm, chức vụ là trái với quy định của pháp luật và trường hợp này, công ty có trách nhiệm đóng đủ số tiền chưa đóng, nộp lãi và phải chịu phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Về hồ sơ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định đơn vị bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-LT);
– Bảng kê thông tin theo mẫu D01-TS (nếu có).
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm phụ cấp
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Chế độ thai sản dành cho lao động nữ sinh con
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về Chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm phụ cấp, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định về hưu trước tuổi năm 2023
- Đi làm khi chưa nghỉ hết thai sản thì có được hưởng nạo hút thai
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
- Không đóng bảo hiểm hơn 1 năm làm sao để hưởng thất nghiệp
- Thời gian và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất