CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Bài viết liên quan:
- Chế độ ốm đau – Những điều cần biết
- ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI DOANH NGHIỆP
- Những điều cần biết về chính sách Bảo hiểm y tế
I. Đối tượng hưởng chế độ thai sản
Căn cứ Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì đối tượng hưởng chế độ thai sản bao gồm những đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Phân tích: Đối với những người làm việc tại Doanh nghiệp thì cứ tham gia BHXH thì sẽ được hưởng chế độ thai sản (áp dụng đã đối với lao động là người nước ngoài vì NLĐ nước ngoài đã thực hiện đóng vào quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động rồi). Vì vậy, không cần nhớ chi tiết về đối tượng nêu trên mà chỉ cần hiểu đơn giản như vậy.
Người lao động sẽ được hưởng những chế độ thai sản nào khi tham gia Bảo hiểm xã hội:
+ Đối với lao động nữ: Chế độ khám thai khi mang thai; Chế độ sảy thai, nạo hút thai, phá thai bệnh lý, thai chết lưu; Chế độ thai sản khi sinh; Trợ cấp một lần cho con sau khi sinh; Chế độ dưỡng sức sau khi nghỉ sinh; Chế độ đặt vòng tranh thai – triệt sản; Chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi…
+ Đối với lao động nam: Nghỉ khi vợ sinh con; Chế độ triệt sản; Trợ cấp một lần khi vợ sinh con; Chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi…
Ví dụ 1: Tôi làm cán bộ không chuyên trách tại xã, hằng năm có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ với mức lương bằng mức lương cơ sở mà nhà nước quy định. Vậy giờ tôi đang mang bầu được 03 tháng thì khi sinh tôi có được hưởng chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội không?
Trả lời: Bạn là đối tượng cán bộ không chuyên trách cấp xã nên thuộc diện đóng BHXH theo điểm i Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Mặt khác, theo Điều 30 Luật BHXH năm 2014 quy định về đối tượng được hưởng chế độ thai sản thì đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Bởi khi tham gia BHXH cho đối tượng là cán bộ chuyên trách cấp xã thì không tham gia quỹ OD-TS nên đối tượng này không được hưởng chế độ thai sản.
Ví dụ 2: Tôi làm lao động tự do nên không tham gia bảo hiểm xã hội. Nghe nói, nếu tham gia bảo hiểm xã hội thì khi sinh sẽ được hưởng chế độ thai sản. vậy bây giờ tôi đang có bầu được 4 tuần, tôi có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng chế độ thai sản không? Xin cảm ơn.
Trả lời: Bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ có chế độ hưu trí và tử tuất. Do đó, nếu bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không có chế độ thai sản nên bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
II. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Chế độ thai sản áp dụng cho lao động nam và lao động nữ, cụ thể Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Phân tích:
(1) Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ:
– Đối với các chế độ: Khám thai; Chế độ sảy thai, nạo hút thai, phá thai bệnh lý, thai chết lưu; Chế độ đặt vòng tranh thai – triệt sản thì lao động nữ chỉ cần đang tham gia bảo hiểm xã hội là được hưởng nên không có quy định về thời gian tối thiểu hay tối đa đóng BHXH để hưởng các chế độ này.
– Đối với chế độ thai sản khi sinh con, khi nhận nuôi con nuôi hoặc mang thai hộ thì cần lưu ý:
Trường hợp thông thường: Người lao động nữ cần đóng được ít nhất 06 tháng BHXH trong thời gian 12 tháng trước khi sinh là đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp đặc biệt (chỉ áp dụng với trường hợp lao động nữ sinh con): nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Ví dụ 3: Vợ chồng tôi hiếm muộn nên lấy nhau 10 năm vẫn chưa có con. Chúng tôi có đến nhà chị H nhận nuôi cháu M làm con nuôi từ hồi cháu mới sinh được 20 ngày. Kể từ đó đến nay tôi vẫn chưa làm thủ tục nhận con nuôi. Vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản khi nhận con nuôi không vì tôi đang đóng BHXh ở công ty được 14 năm rồi ạ. Xin cảm ơn.
Trả lời: trường hợp này bạn đã đóng BHXH liên tục 14 năm nên khi bạn hoàn thành xong thủ tục nhận nuôi con nuôi bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Ví dụ 4: Tôi đóng BHXH từ tháng 10.2018 đến tháng hết 2.2020. Đầu tháng 6 tôi phải nhập viện do thai yếu và bác sĩ có cấp cho tôi cái giấy nghỉ dưỡng sức. 6.11.2020 là dự sinh. Nghe nói nếu tôi có giấy nghỉ dưỡng sức đến khi sinh thì tôi chỉ cần đóng đủ 3 tháng trước khi sinh. Vậy trường hợp của tôi có được nghỉ thai sản theo chế độ dưỡng thai không?
==)) Có vì 12 tháng trước khi sinh của chị là: 11.2019 đến 10.2020 vậy trong thời gian này chị đã đóng được 4 tháng BHXH là tháng 11 – 12 năm 2019 và tháng 1 – 2 năm 2020. Và trước đó chị có tham gia được 1 năm ==)) Nên chị đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Ví dụ 5: Tôi đóng BHXH được hơn 10 năm và đã sinh được 02 con. Tuy nhiên, do nhỡ kế hoạch nên tôi đã bầu cháu thứ 3 được 2 tháng. Tôi vẫn đóng BHXH từ đó đến giờ. Nếu tháng 1/2020 tôi sinh thì có được hưởng chế độ thai sản không?
Trả lời: Nếu chị có đóng đủ BHXH ít nhất là 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh là đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Lưu ý là pháp luật bảo hiểm xã hội không hạn chế số lần sinh để hưởng chế độ thai sản mà chỉ cần đáp ứng điều kiện là đóng đủ BHXH 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con là được hưởng. Do đó, bạn cứ tiếp tục đóng BHXH đến khi sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh bé thứ 3.
(2) Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam
– Đối với chế độ: Lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con; chế độ lao động nam triệt sản: chỉ cần người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội là sẽ được hưởng chế độ.
– Đối với chế độ lao động nam hưởng trợ cấp 01 lần khi vợ sinh con: cần đáp ứng 03 điều kiện là (1) đóng được ít nhất 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con; (2) người vợ phải không được hưởng chế độ thai sản (3) NLĐ phải đang đóng BHXH. (Lưu ý: trợ cấp 01 lần khi vợ sinh con nếu vợ đã được hưởng thì chồng không được hưởng nữa và ngược lại nếu vợ không được hưởng mà chồng nếu đủ điều kiện sẽ được hưởng chế độ thai sản)
Ví dụ 6: Tôi tham gia BHXH được 6 năm rồi và hiện tại vợ tôi mang thai sắp sinh con. Dự sinh là tháng 9/2020 sẽ sinh. Tuy nhiên đến 30/7/2020 là tôi hết hạn hợp đồng. Cho tôi hỏi nếu hết hạn hợp đồng và tôi bắt đầu nghỉ việc từ tháng 8/2020 thì khi vợ sinh tôi có được hưởng chế độ nghỉ khi vợ sinh không?
Trả lời: điểm e khoản 1 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 thì lao động nam đang tham gia BHXH mà có vợ sinh con mới được hưởng chế độ nghỉ khi vợ sinh, do đó, 1/8/2020 bạn đã nghỉ việc mà vợ bạn đến tháng 9/2020 mới sinh con nên bạn không thuộc trường hợp được hưởng chế độ nghỉ khi vợ sinh con.
Ví dụ 7: Tôi và vợ làm cùng công ty và đều đóng BHXH được 3 năm. Nay vợ tôi mang bầu sắp sinh. Vợ tôi thì đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, vậy khi sinh con, ngoài chế độ nghỉ khi vợ sinh con là 5 – 10 ngày, tôi có được nhận trợ cấp một lần khi vợ sinh không?
Trả lời: Nếu vợ bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì khi sinh con ngoài tiền trợ cấp thai sản trong 06 tháng vợ bạn còn được nhận thêm khoản trợ cấp 01 lần khi sinh con theo Điều 38 Luật BHXH năm 2014. Do đó, bạn sẽ không được nhận trợ cấp một lần nữa.
(3) Xác định 12 tháng trước khi sinh để hưởng chế độ thai sản.
Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
– Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Phân tích:
– Xét trường hợp người lao động vẫn đi làm: Ví dụ người lao động dự sinh vào ngày 20/09/2020 và đóng BHXH đến ngày 20/09/2020 (đóng đến khi sinh) thì 12 tháng trước khi sinh của NLĐ sẽ được tính là từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2020.
Nếu người lao động nghỉ trước sinh từ 1/09/2020 thì 12 tháng trước khi sinh của NLĐ được tính từ tháng 09/2019 đến tháng 08/2020 (vì tháng sinh con là tháng 9 nhưng NLĐ không đóng BHXH tháng 9 nên không được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con).
Nếu người lao động nghỉ trước sinh 2 tháng thì sẽ tính 12 tháng trước sinh như sau: NLĐ nghỉ thai sản từ 1/8/2020 thì xác định 12 tháng trước sinh là từ tháng 09/2019 đến tháng 08/2020.
– Xét trường hợp người lao động nghỉ hẳn việc trước khi sinh. Ví dụ NLĐ dự sinh 20/09/2020 và nghỉ hẳn việc chốt sổ vào tháng 1/09/2020. Vậy 12 tháng trước sinh của họ là: 09/2019 đến tháng 8/2020.
Nguyên tắc: Nếu tháng sinh con là tháng mà người lao động có tham gia BHXH thì tháng đó sẽ được tính trong 12 tháng trước sinh. Và ngược lại, nếu tháng đó là tháng mà người lao động không tham gia BHXH thì sẽ không được tính vào 12 tháng trước khi sinh. Việc xác định 12 tháng trước khi sinh rất quan trọng trong việc xét điều kiện cho NLĐ hưởng chế độ thai sản hoặc làm các thủ tục báo tăng, báo giảm lao động nên cần lưu ý để không mất quyền lợi của NLĐ.
– 12 tháng trước sinh được xác định hoặc là tháng người lao động sinh hoặc là tháng liền kề trước tháng sinh con.
III. CÁC CHẾ ĐỘ THAI SẢN CỤ THỂ (điều kiện, thời gian hưởng, mức hưởng, hồ sơ – thủ tục)
1. Chế độ khám thai.
A. Điều kiện hưởng
Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội mà có thai sẽ được hưởng chế độ khám thai.
B. Thời gian nghỉ hưởng chế độ
Căn cứ Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai như sau:
Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Phân tích:
- Trong cả quá trình mang thai, người lao động được hưởng chế độ khám thai là 05 lần (nếu quá 05 lần cơ quan BHXH sẽ không giải quyết).
- Mỗi lần đi khám thai chỉ được nghỉ hưởng chế độ là 01 ngày (thời gian nghỉ tính theo ngày làm việc và không tỉnh ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ tết). Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ khám thai là do cơ sở y tế cấp. NLĐ cần đến đúng cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, trường hợp đến các phòng khám tư, bệnh viện tư không có thẩm quyền cấp giấy nghỉ hưởng chế độ khám thai sẽ không được hưởng chế độ.
C. Mức hưởng
Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì nghỉ hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai được tính như sau:
Mức hưởng = MQL 06 tháng liền kề trước khi nghỉ khám thai / 24 ngày * số ngày nghỉ
D. Hồ sơ, thủ tục (Làm điện tử + gửi kèm hồ sơ giấy)
Căn cứ vào Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ khám thai do cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền cấp, Doanh nghiệp cần thực hiện các bước khai báo hồ sơ như sau:
Bước 01: Khai báo chế độ nghỉ khám thai trên phần mềm. Lưu ý các mục cần ghi: Thông tin người lao động: Tên, số sổ BHXH, chứng minh thư, ngày tháng năm sinh; Thông tin về số tài khoản nhận tiền của NLĐ; Thời gian nghỉ từ ngày đến ngày; Ngày đơn vị đề nghị hưởng; Số hiệu chứng từ.
Bước 02: Gửi hồ sơ giấy.
Sau khi đã kỹ nộp hồ sơ điện tử thành công. Doanh nghiệp cần chuẩn bị nộp những hồ sơ sau:
- Đăng nhập vào Trang https://bhxh.vnpost.vn/Security/SignIn
- Điền các thông tin yêu cầu
- Nộp hồ sơ (bộ hồ sơ bao gồm: Mẫu 01b-TS; Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ khám thai).
2. Chế độ sảy thai, nạo hút thai, phá thai bệnh lý, thai chết lưu;
A. Điều kiện hưởng
Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội mà xảy ra các sự kiện như sảy thai, nạo hút thai, phá thai bệnh lý, thai chết lưu sẽ được hưởng chế độ.
B. Thời gian nghỉ hưởng chế độ
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
– 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
– 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
– 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
– 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Phân tích: Về bản chất, bảo hiểm xã hội là sự bù đắp những thu nhập của NLĐ bị mất do phải nghỉ việc để điều trị bệnh tật thuộc trường hợp được bảo hiểm xã hội chi trả. Do đó, nếu NLĐ cố ý tạo ra các sự kiện để được hưởng bảo hiểm thì sẽ không được giải quyết. Ví dụ như trường hợp: Nếu NLĐ tự ý phá thai do không có nhu cầu giữ lại đứa bé thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản. Bởi trường hợp NLĐ phải phá thai bệnh lý (theo chỉ định của bác sĩ do thai nhi không thể giữ được nữa) thì khi đó mới được hưởng chế độ thai sản khi phá thai.
Ví dụ 8: Em đi xét nghiệm máu và biết là mình có thai nhưng đến tuần 5 hẹn đi khám thì mới tá hỏa là thai ngoài tử cung. Vậy cho em hỏi, trường hợp này khi làm thủ thuật để bỏ thai đi thì có được hưởng chế độ theo Điều 32 Luật BHXH năm 2014 không?
Trả lời: mang thai ngoài tử cung là một dạng bệnh lý, do đó, đây không phải là trường hợp mang thai để hưởng chế độ thai sản. Vì vậy, bạn không được hưởng chế độ thai sản mà sẽ được hưởng chế độ ốm đau.
C. Mức hưởng (Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014)
- Mức hưởng 01 tháng bằng 100% mức bình quân lương của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ thai sản. Nếu NLĐ chưa đóng đủ 06 tháng thì được tính bằng 100% mức bình quân lương của các tháng đã tham gia BHXH
- Trong trường hợp có ngày lẻ thì 01 ngày được tính hưởng bằng: 100% mức bình quân lương đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ thai sản chia cho 24 ngày và nhân với số ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Ví dụ 9: Chị A vào làm việc ở công ty từ 1/2020 đóng BHXH với mức lương là 4.730.000 đồng/tháng. Đến 20/5/2020 chị A thai lưu khi thai được 28 tuần. Vậy chị A được hưởng bao nhiêu tiền chế độ thai lưu?
Trả lời:
- Thai chị A được 28 tuần nên chị A được hưởng chế độ thai sản khi thai chết lưu là 50 ngày (01 tháng 20 ngày tính cả ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ lễ tết).
- Mức hưởng chị A được tính như sau: 01 tháng đầu chị được hưởng 100% mức bình quân lương đóng BHXH từ tháng 1-4/2020 tức được hưởng nguyên 4.730.000 đồng. Còn 20 ngày lẻ chị A được tính: 4.730.000/30 ngày * 20 ngày = 3.153.333 đồng.
D. Hồ sơ, thủ tục (Khai báo điện tử + Hồ sơ giấy)
Căn cứ vào Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ sảy thai, phá thai, nạo, hút thai bệnh lý, thai chết lưu hoặc Giấy ra viện do cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền cấp, Doanh nghiệp cần thực hiện các bước khai báo hồ sơ như sau:
Bước 01: Khai báo chế độ nghỉ do sảy thai, phá thai, nạo, hút thai bệnh lý, thai chết lưu trên phần mềm. Lưu ý các mục cần ghi: Thông tin người lao động: Tên, số sổ BHXH, chứng minh thư, ngày tháng năm sinh; Thông tin về số tài khoản nhận tiền của NLĐ; Thời gian nghỉ từ ngày đến ngày; Ngày đơn vị đề nghị hưởng; Số hiệu chứng từ.
Bước 02: Gửi hồ sơ giấy.
Sau khi đã ký nộp hồ sơ điện tử thành công. Doanh nghiệp cần chuẩn bị nộp những hồ sơ sau:
- Đăng nhập vào Trang https://bhxh.vnpost.vn/Security/SignIn
- Điền các thông tin yêu cầu
- Nộp hồ sơ (bộ hồ sơ bao gồm: Mẫu 01b-TS; Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ khám thai).
3. Chế độ thai sản khi sinh;
A. Điều kiện hưởng
– NLĐ nữ đóng BHXH đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con (không cần đóng liên tục).
– Trường hợp, nếu NLĐ phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở y tế thì phải có Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Khi đó, NLĐ có thời gian tham gia BHXH 12 tháng trở lên mà khi mang thai, đóng BHXH được 03 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con.
Lưu ý: Trong việc xác định điều kiện hưởng chế độ thai sản cho NLĐ là rất quan trọng. Do đó, cần xác định chính xác thời gian 12 tháng trước khi sinh (điều này đã được phân tích tại 3 mục I nêu trên), cụ thể trích dẫn nguyên như sau:
Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
– Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Phân tích:
– Xét trường hợp người lao động vẫn đi làm: Ví dụ người lao động dự sinh vào ngày 20/09/2020 và đóng BHXH đến ngày 20/09/2020 (đóng đến khi sinh) thì 12 tháng trước khi sinh của NLĐ sẽ được tính là từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2020.
Nếu người lao động nghỉ trước sinh từ 1/09/2020 thì 12 tháng trước khi sinh của NLĐ được tính từ tháng 09/2019 đến tháng 08/2020 (vì tháng sinh con là tháng 9 nhưng NLĐ không đóng BHXH tháng 9 nên không được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con).
Nếu người lao động nghỉ trước sinh 2 tháng thì sẽ tính 12 tháng trước sinh như sau: NLĐ nghỉ thai sản từ 1/8/2020 thì xác định 12 tháng trước sinh là từ tháng 09/2019 đến tháng 08/2020.
– Xét trường hợp người lao động nghỉ hẳn việc trước khi sinh. Ví dụ NLĐ dự sinh 20/09/2020 và nghỉ hẳn việc chốt sổ vào tháng 1/09/2020. Vậy 12 tháng trước sinh của họ là: 09/2019 đến tháng 8/2020.
Nguyên tắc: Nếu tháng sinh con là tháng mà người lao động có tham gia BHXH thì tháng đó sẽ được tính trong 12 tháng trước sinh. Và ngược lại, nếu tháng đó là tháng mà người lao động không tham gia BHXH thì sẽ không được tính vào 12 tháng trước khi sinh. Việc xác định 12 tháng trước khi sinh rất quan trọng trong việc xét điều kiện cho NLĐ hưởng chế độ thai sản hoặc làm các thủ tục báo tăng, báo giảm lao động nên cần lưu ý để không mất quyền lợi của NLĐ.
B. Thời gian nghỉ hưởng chế độ
- Trường hợp thông thường: NLĐ nữ nghỉ sinh con được hưởng chế độ thai sản là 06 tháng. NLĐ có thể nghỉ trước sinh không quá 02 tháng.
- Trường hợp con chết sau sinh: Nếu con dưới 02 tháng tuổi thì mẹ được nghỉ 04 tháng tính từ thời điểm con sinh, nếu con trên 02 tháng thì mẹ được nghỉ thêm 02 tháng tính từ ngày con chết nhưng thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản không quá 06 tháng.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ lễ tết.
C. Mức hưởng (Điều 39 LBHXH 2014)
Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con được tính là 100% mức bình quân lương đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ thai sản (hưởng trong thời gian 06 tháng).
Nếu trường hợp NLĐ đi làm sớm trước khi hết chế độ thai sản thì NLĐ vẫn được hưởng chế độ thai sản khi đi làm sớm đồng thời vẫn được hưởng lương tại doanh nghiệp. Do đó, trong thời gian đi làm sớm, người lao động phải thực hiện nghĩa vụ đóng đầy đủ các loại bảo hiểm như những lao động bình thường và khi đó họ cũng được hưởng các chế độ của BHXH nếu phát sinh trong thời gian đi làm sớm.
D. Hồ sơ, thủ tục
Căn cứ vào Giấy khai sinh của con và thời gian thực tế mà NLĐ xin nghỉ thai sản ở đơn vị, Doanh nghiệp cần thực hiện các bước khai báo hồ sơ như sau:
Bước 01: Khai báo chế độ nghỉ thai sản trên phần mềm. Lưu ý các mục cần ghi: Thông tin người lao động: Tên, số sổ BHXH, chứng minh thư, ngày tháng năm sinh; Thông tin về số tài khoản nhận tiền của NLĐ; Thời gian nghỉ từ ngày đến ngày; Ngày đơn vị đề nghị hưởng; Số hiệu chứng từ trên giấy khai sinh
Bước 02: Gửi hồ sơ giấy.
Sau khi đã ký nộp hồ sơ điện tử thành công. Doanh nghiệp cần chuẩn bị nộp những hồ sơ sau:
- Đăng nhập vào Trang https://bhxh.vnpost.vn/Security/SignIn
- Điền các thông tin yêu cầu
- Nộp hồ sơ (bộ hồ sơ bao gồm: Mẫu 01b-TS; Giấy khai sinh của con bản sao).
4. Trợ cấp một lần cho con sau khi sinh;
A. Điều kiện hưởng
- Đối với NLĐ nữ: đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì NLĐ nữ sẽ được hưởng trợ cấp 01 lần khi sinh con.
- Đối với LĐ nam có vợ sinh con cần đáp ứng 03 điều kiện sau: (1) Vợ lao động nam không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản; (2) NLĐ nam phải đang đóng BHXH; (3) NLĐ nam đóng BHXH ít nhất 06 tháng trong 12 tháng trước khi vợ sinh.
B. Mức hưởng: Điều 38 Luật BHXH 2014
Mức hưởng bằng 02 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở thay đổi hằng năm. Do đó không có mức cố định mà cần xác định thời điểm sinh con để xác định mức lương cơ sở.
Tại thời điểm hiện nay thì mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng nên trợ cấp 01 lần sẽ là: 2.980.000 đồng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP)
C. Hồ sơ, thủ tục
- Đối với lao động nữ thì không cần làm hồ sơ vì khi làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì sẽ được hưởng luôn trợ cấp 01 lần.
- Đối với lao động nam thì đơn vị cần thực hiện hồ sơ điện tử + hồ sơ giấy như sau:
Căn cứ vào Giấy khai sinh của con, Doanh nghiệp cần thực hiện các bước khai báo hồ sơ như sau:
Bước 01: Khai báo chế độ trợ cấp một lần khi sinh con trên phần mềm. Lưu ý các mục cần ghi: Thông tin người lao động: Tên, số sổ BHXH, chứng minh thư, ngày tháng năm sinh; Thông tin về số tài khoản nhận tiền của NLĐ; ngày tháng năm của sinh con, số con; Số hiệu chứng từ trên giấy khai sinh
Bước 02: Gửi hồ sơ giấy.
Sau khi đã ký nộp hồ sơ điện tử thành công. Doanh nghiệp cần chuẩn bị nộp những hồ sơ sau:
- Đăng nhập vào Trang https://bhxh.vnpost.vn/Security/SignIn
- Điền các thông tin yêu cầu
- Nộp hồ sơ (bộ hồ sơ bao gồm: Mẫu 01b-TS; Giấy khai sinh của con bản sao, giấy chứng minh thư của mẹ công chứng)
5. Chế độ dưỡng sức sau khi nghỉ sinh;
A. Điều kiện hưởng
– Áp dụng trong các trường hợp: NLĐ nữ nghỉ việc khi sinh con; NLĐ nữ bị sảy thai, nạo hút thai, phá thai bệnh lý, thai chết lưu.
– Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
Lưu ý: Nếu người lao động đi làm sớm trước khi hết chế độ nghỉ thai sản thì sẽ không được hưởng chế độ dưỡng sức. Bởi bản chất, nghỉ chế độ dưỡng sức áp dụng cho đối tượng NLĐ khi đã hết thời gian nghỉ thai sản, quay trở lại làm việc nhưng sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức. Do đó, đối với những người mà đi làm sớm trước khi hết chế độ thai sản thì được cho rằng sức khỏe của họ tốt nên không phải nghỉ dưỡng sức.
B. Thời gian nghỉ hưởng chế độ
– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
C. Mức hưởng
Mức hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở tại thời điểm nghỉ dưỡng sức. Mức lương cơ sở hiện nay theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000. Do đó, 01 ngày nghỉ dưỡng sức sẽ được hưởng là: 447.000 đồng.
D. Hồ sơ, thủ tục (làm điện tử + giấy)
Căn cứ vào đơn xin nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, doanh nghiệp ra quyết định cho người lao động nghỉ dưỡng sức, khi đó, Doanh nghiệp cần thực hiện các bước khai báo hồ sơ như sau:
Bước 01: Khai báo chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh trên phần mềm. Lưu ý các mục cần ghi: Thông tin người lao động: Tên, số sổ BHXH, chứng minh thư, ngày tháng năm sinh; Thông tin về số tài khoản nhận tiền của NLĐ; ngày tháng năm quay trở lại làm việc, số con; Số hiệu chứng từ trên giấy ra viện/giấy chứng nhận phẫu thuật (nếu có); từ tháng năm đến tháng năm, tổng số ngày
Bước 02: Gửi hồ sơ giấy.
Sau khi đã ký nộp hồ sơ điện tử thành công. Doanh nghiệp cần chuẩn bị nộp những hồ sơ sau:
- Đăng nhập vào Trang https://bhxh.vnpost.vn/Security/SignIn
- Điền các thông tin yêu cầu
- Nộp hồ sơ (bộ hồ sơ bao gồm: Mẫu 01b-TS; Quyết định cho NLĐ nghỉ dưỡng sức, Giấy ra viện/Giấy chứng nhận phẫu thuật (nếu có))
6. Chế độ đặt vòng tránh thai – triệt sản;
A. Điều kiện hưởng (Điều 31 Luật BHXH năm 2014)
Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc khi đặt vòng tránh thai hoặc triệt sản sẽ được hưởng chế độ.
Lưu ý:
– Nếu người lao động đặt vòng tránh thai trong thời gian đang nghỉ hưởng chế độ khác của BHXH thì sẽ không được hưởng chế độ. Ví dụ, khi người lao động đang nghỉ thai sản 06 tháng từ tháng 1/2020 đến 6/2020 mà tháng 3/2020 NLĐ đi đặt vòng tránh thai thì sẽ không được hưởng chế độ đặt vòng tránh thai, vì bản chất, khi đi đặt vòng tránh thai NLĐ phải nghỉ việc nhưng không mất thu nhập (do đang được hưởng tiền thai sản 6 tháng) nên sẽ không được BHXH thanh toán.
– Nếu NLĐ đặt vòng tránh thai trong thời gian nghỉ lễ tế, nghỉ phép năm, nghỉ không lương cũng không được hưởng chế độ bởi trong những ngày nghỉ này, người lao động không mất thu nhập vì đã được hưởng tiền do doanh nghiệp trả nên BHXH không trả trợ cấp cho những ngày này.
B. Thời gian nghỉ hưởng chế độ
– 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
– 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản tính cả ngày nghỉ lễ tế, nghỉ hằng tuần.
C. Mức hưởng
Bằng 100% Mức bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ chế độ, trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì bình quân lương của các tháng đã đóng chia cho 30 ngày và nhân với số ngày nghỉ hưởng chế độ.
Công thức: Mức hưởng = BQL/30 ngày * số ngày nghỉ chế độ.
D. Hồ sơ, thủ tục
Căn cứ vào Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do nghỉ triệt sản hoặc đặt vòng tránh ta , khi đó, Doanh nghiệp cần thực hiện các bước khai báo hồ sơ như sau:
Bước 01: Khai báo chế độ đặt vòng tránh thai, triệt sản trên phần mềm. Lưu ý các mục cần ghi: Thông tin người lao động: Tên, số sổ BHXH, chứng minh thư, ngày tháng năm sinh; Thông tin về số tài khoản nhận tiền của NLĐ;Số hiệu chứng từ trên giấy ra viện/giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (nếu có); Từ tháng năm đến tháng năm, tổng số ngày; ngày nghỉ hằng tuần
Bước 02: Gửi hồ sơ giấy.
Sau khi đã ký nộp hồ sơ điện tử thành công. Doanh nghiệp cần chuẩn bị nộp những hồ sơ sau:
- Đăng nhập vào Trang https://bhxh.vnpost.vn/Security/SignIn
- Điền các thông tin yêu cầu
- Nộp hồ sơ (bộ hồ sơ bao gồm: Mẫu 01b-TS; Quyết định cho NLĐ nghỉ dưỡng sức, Giấy ra viện/Giấy chứng nhận phẫu thuật (nếu có))
7. Chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi…
Đối tượng hưởng: Áp dụng đối với người lao động đang đóng BHXH nói chung, không phân biệt là nam hay nữ, già hay trẻ.
A. Điều kiện hưởng
– NLĐ đóng BHXH đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi (không cần đóng liên tục, đóng ngắt quãng mà đủ điều kiện đóng 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh là được).
Lưu ý: Trong việc xác định điều kiện hưởng chế độ thai sản cho NLĐ là rất quan trọng. Do đó, cần xác định chính xác thời gian 12 tháng trước khi sinh (điều này đã được phân tích tại 3 mục I nêu trên), cụ thể trích dẫn nguyên như sau:
Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
– Trường hợp nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Trường hợp nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Phân tích:
– Xét trường hợp người lao động vẫn đi làm: Ví dụ người lao động dự sinh vào ngày 20/09/2020 và đóng BHXH đến ngày 20/09/2020 (đóng đến khi sinh) thì 12 tháng trước khi sinh của NLĐ sẽ được tính là từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2020.
Nếu người lao động nghỉ trước sinh từ 1/09/2020 thì 12 tháng trước khi sinh của NLĐ được tính từ tháng 09/2019 đến tháng 08/2020 (vì tháng sinh con là tháng 9 nhưng NLĐ không đóng BHXH tháng 9 nên không được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con).
Nếu người lao động nghỉ trước sinh 2 tháng thì sẽ tính 12 tháng trước sinh như sau: NLĐ nghỉ thai sản từ 1/8/2020 thì xác định 12 tháng trước sinh là từ tháng 09/2019 đến tháng 08/2020.
– Xét trường hợp người lao động nghỉ hẳn việc trước khi sinh. Ví dụ NLĐ dự sinh 20/09/2020 và nghỉ hẳn việc chốt sổ vào tháng 1/09/2020. Vậy 12 tháng trước sinh của họ là: 09/2019 đến tháng 8/2020.
Nguyên tắc: Nếu tháng nhận nuôi con nuôi là tháng mà người lao động có tham gia BHXH thì tháng đó sẽ được tính trong 12 tháng trước sinh. Và ngược lại, nếu tháng đó là tháng mà người lao động không tham gia BHXH thì sẽ không được tính vào 12 tháng trước khi sinh. Việc xác định 12 tháng trước khi sinh rất quan trọng trong việc xét điều kiện cho NLĐ hưởng chế độ thai sản hoặc làm các thủ tục báo tăng, báo giảm lao động nên cần lưu ý để không mất quyền lợi của NLĐ.
B. Thời gian nghỉ hưởng chế độ (Điều 36 Luật BHXH năm 2014)
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH 2014 thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
Lưu ý:
– Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi nhưng không nghỉ việc hưởng chế độ thì không được hưởng chế độ thai sản mà chỉ được hưởng chế độ trợ cấp một lần khi nhận nuôi con nuôi theo Điều 38 Luật BHXH năm 2014.
– Việc hưởng chế độ nhận nuôi con nuôi được tính từ ngày có quyết định nhận nuôi con nuôi đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Nếu thực tế NLĐ đã nhận nuôi con nuôi nhưng chưa làm thủ tục nhận nuôi con nuôi thì chỉ được tính chế độ bắt đầu từ ngày có quyết định nhận nuôi con nuôi.
C. Mức hưởng (Điều 39 LBHXH 2014)
Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con được tính là 100% mức bình quân lương đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ thai sản (hưởng trong thời gian 06 tháng) và người lao động được hưởng cho đến khi con 6 tháng tuổi.
D. Hồ sơ, thủ tục
Căn cứ vào Giấy khai sinh của con và thời gian thực tế mà NLĐ xin nghỉ thai sản ở đơn vị, Doanh nghiệp cần thực hiện các bước khai báo hồ sơ như sau:
Bước 01: Khai báo chế độ nghỉ thai sản trên phần mềm. Lưu ý các mục cần ghi: Thông tin người lao động: Tên, số sổ BHXH, chứng minh thư, ngày tháng năm sinh; ngày tháng năm nhận nuôi con nuôi, Thông tin về số tài khoản nhận tiền của NLĐ; Thời gian nghỉ từ ngày đến ngày; Ngày đơn vị đề nghị hưởng; Số hiệu chứng từ trên giấy khai sinh, giấy nhận nuôi con nuôi
Bước 02: Gửi hồ sơ giấy.
Sau khi đã ký nộp hồ sơ điện tử thành công. Doanh nghiệp cần chuẩn bị nộp những hồ sơ sau:
- Đăng nhập vào Trang https://bhxh.vnpost.vn/Security/SignIn
- Điền các thông tin yêu cầu
- Nộp hồ sơ (bộ hồ sơ bao gồm: Mẫu 01b-TS; Giấy khai sinh của con bản sao, quyết định nhận nuôi con nuôi).
8. Chế độ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.
A. Điều kiện hưởng
– Người lao động nam đang tham gia BHXH tại Doanh nghiệp mà có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ nghỉ việc khi vợ sinh con. Do đó, không cần biết là người lao động đã tham gia BHXH được bao nhiêu tháng mà chỉ cần đang tham gia là sẽ được hưởng, kể cả là tháng đầu tiên người lao động đi làm và đang đóng BHXH.
– Cần lưu ý: Muốn được hưởng chế độ nghỉ việc khi vợ sinh con, lao động nam phải đang đóng BHXH do đó, nếu lao động nam đang nghỉ không lương, hoặc đang làm việc theo loại HĐ thử việc chưa được đóng BHXH thì sẽ không được hưởng chế độ nghỉ việc khi vợ sinh con.
Thực tế: nhiều người lao động nam ở công ty hỏi về việc: nếu có vợ sinh con mà không nghỉ chăm vợ ở nhà thì có được hưởng chế độ không thì sẽ không được hưởng bởi thro nguyên tắc: có nghỉ có hưởng. Vì khi người lao động nghỉ việc chăm vợ sinh tức là người lao động đang mất thu nhập và khi đó BHXH mới hỗ trợ khoản thu nhập đã mất còn trường hợp người lao động không nghỉ việc thì sẽ không được giải quyết chế độ.
B Thời gian nghỉ hưởng chế độ
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
– 05 ngày làm việc;
– 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
– Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
– Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Nếu quá thời hạn nêu trên thì cơ quan BHXH sẽ không giải quyết chế độ cho người lao động nam.
Ngoài ra, việc nghỉ chế độ thai sản khi có vợ sinh con sẽ không được tính ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ tết. Do đó, nếu nghỉ trùng vào những ngày này thì người lao động sẽ chỉ được tính hưởng chế độ cho những ngày làm việc thôi.
Vì vậy, đơn vị có thể làm cho người lao động nghỉ cách ngày để không bị trùng vào ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ lễ tết.
Ví dụ: người lao động có vợ sinh con ngày 26/6/2020, do vợ sinh mổ nên được nghỉ 7 ngày. Vậy nếu nghỉ liên tục 07 ngày thì sẽ trùng vào 01 ngày chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần nên khi đó công ty có thể cho nghỉ như sau: nghỉ lần 1 từ 26/6/2020 – 27/06/2020 và lần 2 nghỉ từ 29/06/2020 đến 03/06/2020. Nên khi kahi báo hồ sơ trên phần mềm hay hồ sơ giấy chỉ cần thêm 02 dòng là được.
C. Mức hưởng
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản chia cho 24 ngày làm việc và nhân với số ngày mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.
D. Hồ sơ, thủ tục
Bước 01: Khai báo trên điện tử
Khai báo chế độ nghỉ thai sản khi vợ sinh con trên phần mềm. Lưu ý các mục cần ghi: Thông tin người lao động: Tên, số sổ BHXH, chứng minh thư, ngày tháng năm sinh NLĐ; ngày tháng năm sinh của con; Thời gian nghỉ từ ngày đến ngày; Ngày đơn vị đề nghị hưởng; Số hiệu chứng từ trên giấy khai sinh; Thông tin về số tài khoản nhận tiền của NLĐ;
Bước 02: Gửi hồ sơ giấy.
Sau khi đã ký nộp hồ sơ điện tử thành công. Doanh nghiệp cần chuẩn bị nộp những hồ sơ sau:
- Đăng nhập vào Trang https://bhxh.vnpost.vn/Security/SignIn
- Điền các thông tin yêu cầu
- Nộp hồ sơ (bộ hồ sơ bao gồm: Mẫu 01b-TS; Giấy khai sinh của con bản sao, giấy ra viện của vợ nếu vợ sinh mổ)
Mẫu 01b-HSB cần lưu ý những thông tin sau: Tên, mã số BHXH, chứng minh thư NLĐ; cột từ ngày đến ngày và tổng số ngày, cột ngày nghỉ hằng tuần, ghi ngày tháng năm sinh của con vào ô ghi chú.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Giấy ra viện không có tên cha mẹ có được hưởng chế độ ốm đau?
- Hồ sơ bồi thường tai nạn lao động
- Nghỉ không lương trước khi sinh có được tính vào thời gian nghỉ thai sản?
- Đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con có được hưởng chế độ ốm đau
- Hồ sơ cần chuẩn bị khi bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu?