19006172

Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ

Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ

Chào anh chị ạ, cho em hỏi quy định pháp luật về việc chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu hàng trên đường bộ ạ. Xin cảm ơn.



Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thôngTư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với trường hợp quy định về Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ của bạn; Tổng đài tư vấn  xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ như sau:

1. Chiều rộng: xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, đối với chiều rộng xếp hàng thì pháp luật chỉ cho phép xếp hàng bằng với chiều rộng của thùng xe theo thiết kế nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không được vượt chiều rộng bất kỳ cm nào.

Trường hợp vi phạm quy định về chiều rộng xếp hàng sẽ bị xử phạt là 800.000 đồng – 1.000.000 đồng và tước bằng lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (căn cứ tại điểm b Khoản 2 và điểm a Khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Năm 2023 chở hàng vượt quá chiều rộng có bị tước phù hiệu không?

2. Chiều dài: xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Như vậy, từ quy định trên thì pháp luật cho phép chiều dài xếp hàng hóa không được lớn hơn 1.1 lần chiều dài toàn bộ xe hay nói cách khác là được phép chở vượt tổng chiều dài xe dưới 10% và không được lớn hơn 20m. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt là: là 800.000 đồng – 1.000.000 đồng và tước bằng lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (căn cứ tại điểm b Khoản 2 và điểm a Khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Chở hàng vượt quá chiều dài 13% có bị tước phù hiệu không?

3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.

Như vậy, riêng với xe chở khách thì chỉ được xếp hàng hóa, hành lý trong phạm vi thiết kế của xe mà không được chẳng buộc hoặc xếp hàng hóa, hành lý nhô ra khỏi kích thước bao ngoài của xe. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt với mức sau: 600.000 đồng – 8000.000 đồng và tước bằng lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (căn cứ tại Khoản 3 và khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Lái xe có bị phạt khi kích thước của khoang chở hành lý không đúng với thiết kế?

4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

Mức phạt khi điều khiển xe máy chở hàng cồng kềnh vi phạm quy định về chiều rộng và chiều dài chở hàng là: 400.000 đồng – 600.000 đồng nếu gây tai nạn sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (căn cứ tại điểm k Khoản 3 và Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Người ngồi sau xe máy mang vác vật cồng kềnh có bị xử phạt?

5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.

Mức phạt khi điều khiển xe thô sơ chở hàng cồng kềnh vi phạm quy định về chiều rộng và chiều dài chở hàng là: 80.000 đồng – 100.000 đồng (căn cứ tại điểm p Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau: Mang vác cồng kềnh gây tai nạn bị xử phạt thế nào?

Trên đây là bài viết về vấn đề quy định về việc: Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172  để được tư vấn

luatannam