19006172

Chế độ tử tuất khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chế độ tử tuất khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chế độ tử tuất khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bố tôi có tham gia BHXH tự nguyện được hơn 10 năm liên tục từ năm 2010 nhưng không may mất. Gia đình tôi muốn hưởng chế độ mai táng và tử tuất khi bố tôi đóng bảo hiểm tự nguyện không? Hiện gia đình có 1 em gái mới 12 tuổi và bà đã hơn 80 tuổi không có thu nhập. Nếu có thì hồ sơ như thế nào và gia đình phải nộp hồ sơ đó cho ai? Tôi cám ơn nhiều!


chế độ tử tuất khi tham gia bảo hiểmVới trường hợp về chế độ tử tuất khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về trợ cấp mai táng: 

Căn cứ theo Điều 80 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về trợ cấp mai táng như sau:

“Điều 80. Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:

a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên;

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết”.

Như vậy, theo quy định trên, bố bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được 11 năm 7 tháng thì khi chết thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người này chết. Hiện nay, lương cơ sở là 1.490.000 đồng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP) nên gia đình bạn được hưởng trợ cấp mai táng bằng 14.900.000 đồng.

Thứ hai, chế độ tử tuất khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hiện nay, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mất thì thân nhân không được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mà chỉ có thể nhận một lần. Và mức hưởng được quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội”.

Như vậy:

Bố bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hơn 10 năm thì mức trợ cấp tuất một lần được tính như sau:

+) Đối với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước 2014, cứ một năm được hưởng 1.5 tháng mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. 

+) Đối với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước 2014, cứ một được hưởng 2 tháng mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. 

Để tìm hiểu về mức bình quân thu nhập đóng bảo hiểm, bạn có thể tham khảo tương tự tại bài viết: Cách tính bình quân tiền lương tháng

chế độ tử tuất khi tham gia bảo hiểm

Hỗ trợ tư vấn chế độ tử tuất trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, về hồ sơ hưởng chế độ tử tuất

Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau:

“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

a) Trường hợp thân nhân của người đang đóng BHXH, đang bảo lưu thời gian đóng BHXH:

a1) Sổ BHXH.

a2) Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

a3) Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB.

a4) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK đối với thân nhân bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản GĐYK để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm KNLĐ”.

Theo đó, để được giải quyết chế độ tử tuất thì gia đình bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:

– Sổ BHXH của bố bạn.

– Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử của bố bạn.

– Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB được ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH.

Thứ tư, về nơi tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ tử tuất

Căn cứ theo Điều 112 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 112. Giải quyết hưởng chế độ tử tuất

1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chết thì thân nhân của họ nộp hồ sơ quy định tại Điều 111 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội”.

Theo đó, bố của bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà qua đời thì thân nhân sẽ nộp hồ sơ nêu trên đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi bố của bạn đang cư trú trước khi mất.

Trên đây là bài viết về vấn đề chế độ tử tuất khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ tử tuất

Nếu còn vướng mắc về Chế độ tử tuất khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ tử tuất trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Ai là người có quyền được hưởng trợ cấp tuất một lần?

luatannam