Chi phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi khi thẻ BHYT hết hạn
Xin tổng đài hỗ trợ giúp tôi về vấn đề khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi khi thẻ BHYT hết hạn. Con tôi sinh ngày 10/11/2014 (trẻ em dưới 6 tuổi) cháu bị mắc bệnh chân tay miệng, nằm điều trị nội trú tại bệnh viện ban đầu từ ngày 07/11/2020 đến ngày 20/11/2020. Đến nay thì thời hạn sử dụng thẻ khám chữa bệnh của cháu đã hết hạn sử dụng. Vậy tôi có phải trả thêm phần chi phí khám chữa bệnh phát sinh cho cháu kể từ ngày 11/11/2020 đến ngày 20/11/2020 không vì cháu đã trên 6 tuổi? Khi nào thì con tôi phải chuyển sang đóng BHYT học sinh và mức đóng là bao nhiêu? Mức hưởng có còn được như BHYT trẻ em hay không?
Câu hỏi của bạn về khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi; Tổng đài tư vấn xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, Chi phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi khi thẻ BHYT hết hạn
Căn cứ theo quy định tại Khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH mới nhất ngày 27 tháng 3 năm 2020 như sau:
“73. Sửa đổi, bổ sung Điều 47 như sau:
“Điều 47. Giá trị sử dụng thẻ BHYT
b) Đối với đối tượng quy định tại Điểm 3.5 khoản 3 Điều 17:
– Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30/9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
– Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30/9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.”
Theo đó, trường hợp trẻ sinh sau ngày 30 tháng 9 thì thẻ bảo hiểm y tế trẻ em có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
Đối chiếu với trường hợp của bạn: Con bạn đủ 6 tuổi vào ngày 10/11/2020 nhưng con bạn đang điều trị nội trú tại bệnh viện nơi đăng ký khám chữa bệnh. Theo quy định trên thì thẻ BHYT trẻ em của con bạn có giá trị đến hết ngày 30/11/2020; tức là hết tháng mà con bạn đủ 72 tháng tuổi.
Vậy nên, từ ngày 07/11/2020 đến ngày 20/11/2020, con của bạn vẫn được quỹ BHYT chi trả 100% các chi phí trong danh mục do khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Thứ hai, về thời điểm tham gia BHYT học sinh của con bạn
Căn cứ theo quy định tại Khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH thì:
“73. Sửa đổi, bổ sung Điều 47 như sau:
“g) Đối với học sinh, sinh viên:
– Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:
– Thẻ BHYT được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:
+ Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;”
Theo đó, thông thường thì thẻ BHYT của học sinh lớp 1 sẽ có giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thì con của bạn được dùng thẻ BHYT trẻ em đến hết tháng 11/2019.
Đồng thời theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 và Khoản 2 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 thì 1 người thuộc nhiều đối tượng sẽ đóng BHYT theo đối tượng xếp trên và hưởng theo đối tượng có mức hưởng cao nhất. Mà trẻ em vừa là đối tượng xếp trên cũng có mức hưởng cao hơn học sinh.
Từ các lý do nêu nên con của bạn sẽ bắt đầu đóng BHYT học sinh từ tháng 12/2020.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Trẻ đủ 6 tuổi mà chưa nhập học thì tham gia bảo hiểm y tế như thế nào?
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về mức đóng BHYT học sinh của con bạn
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 và Điểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
3. Học sinh, sinh viên”.
“Điều 8. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
1. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau:
c) Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này”.
Như vậy, mức lương cơ sở hiện nay vẫn đang được giữ nguyên với mức là 1.490.000 đồng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP) và như đã trình bày ở trên con bạn sẽ đóng BHYT học sinh từ tháng 12/2020 đến hết tháng 12/2021; tức là 13 tháng. Vậy mức đóng BHYT của con bạn sẽ là: 1.490.000 đồng x 70% x 13 tháng = 610.115 đồng
Thứ tư, về mức hưởng BHYT học sinh so với trẻ em
Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:
– Trẻ em dưới 6 tuổi.
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;”
Theo đó, khi con bạn chuyển sang thẻ BHYT học sinh thì chỉ được hưởng 80% các chi phí trong danh mục chứ không được 100% như khi khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi nữa.
Trên đây là bài viết về vấn đề chi phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi khi thẻ BHYT hết hạn
Nếu còn vướng mắc về vấn đề khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
Quyền lợi của học sinh, sinh viên khi khám bệnh trái tuyến?
Quy định mới về thẻ BHYT hết hạn vẫn được thanh toán nếu đang điều trị
- Có phải trả lương cho người lao động khi nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm?
- Hồ sơ nhận chế độ thai sản và trợ cấp một lần khi vợ sinh cho nam
- Đóng BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động làm việc ở hai công ty
- Điều kiện đăng ký KCB BHYT tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe
- Hưởng chế độ khi điều trị ốm đau dài ngày trùng đợt nghỉ tết