Mức thanh toán chi phí chuyển tuyến cho đối tượng hộ nghèo
Mức thanh toán chi phí chuyển tuyến cho đối tượng hộ nghèo. Tôi tham gia BHYT theo diện hộ nghèo. Tôi có điều trị tại bệnh viện tuyến huyện sau đó được chuyển lên tuyến tỉnh. Vậy chi phí vận chuyển tôi có được thanh toán không. Và mức thanh toán như thế nào khi tôi sử dụng phương tiện của cơ sở y tế cả chiều đi và chiều về.
- Chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên có được bảo hiểm y tế chi trả?
- Những đối tượng nào sẽ được hỗ trợ chi phí vận chuyển từ BHYT?
- Khi cấp cứu có được hưởng chi phí vận chuyển người bệnh không?
Tư vấn Bảo hiểm y tế:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về mức thanh toán chi phí chuyển tuyến cho đối tượng hộ nghèo; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, đối tượng được hưởng chi phí vận chuyển
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều 3 và Khoản 1 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
9. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác, cụ thể:
a) Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;
Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh
1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.”
Như vậy theo quy định trên thì bạn tham gia BHYT theo đối tượng hộ nghèo nên bạn được thanh toán chi phí vận chuyển từ tuyến huyện lên tuyến trên.
Thứ hai, về mức thanh toán chi phí vận chuyển:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“2. Mức thanh toán chi phí vận chuyển:
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh.
Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bệnh ký xác nhận trên phiếu điều xe của cơ sở chuyển người bệnh đi; trường hợp ngoài giờ hành chính thì phải có chữ ký của bác sỹ tiếp nhận người bệnh;”
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, mức thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về của bạn bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết :
Chi phí vận chuyển khi có giấy chuyển tuyến bệnh viện
Trẻ dưới 6 tuổi có được thanh toán chi phí vận chuyển lên tuyến trên?
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi về chi phí vận chuyển khi chuyển tuyến cho đối tượng hộ nghèo. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Công ty chậm nộp hồ sơ ốm đau cho NLĐ giải quyết thế nào?
- Hỗ trợ học nghề có cho người lao động học thành nhiều khóa không?
- Quy định về mức hưởng BHYT dành cho hộ cận nghèo
- Mức bồi thường tai nạn lao động năm 2023 được tính như thế nào?
- Lao động nữ đi đặt vòng tránh thai thì được hưởng những chế độ gì?