Chi phí vận chuyển từ bệnh viện tuyến tỉnh lên trung ương
Tôi đang thắc mắc về vấn đề chi phí vận chuyển từ bệnh viện tuyến tỉnh lên trung ương. Cho tôi hỏi bác tôi thuộc diện hưởng bảo hiểm y tế theo mã đối tượng CB2 hiện đang nằm điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An với mức hưởng đúng tuyến; giờ có chỉ định chuyển tuyến ra Bạch Mai điều trị tiếp thì có được hưởng tiền vận chuyển không ạ?
- Chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên có được bảo hiểm y tế chi trả?
- Chi phí vận chuyển người bệnh là dân tộc thiểu số lên tuyến trên
- Vận chuyển người bệnh lên tuyến trên bằng taxi có được BHYT chi trả?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về đối tượng CK2:
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 2. Cấu trúc mã thẻ bảo hiểm y tế
c) Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng
– CB: Cựu chiến binh theo quy định pháp luật về cựu chiến binh;”
Như vậy bác bạn thuộc đối tượng người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật bảo hiểm y tế.
Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;”
Theo đó, đối tượng người có công với cách mạng thuộc quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014:
Thứ hai, về chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên:
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 21 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
“b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh
1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.”
Theo quy định trên thì đối tượng được bảo hiểm y tế chi trả chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên.
Theo thông tin bạn cung cấp; bác bạn đang điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An; giờ chuyển tuyến lên bệnh viện trung ương Bạch Mai để điều trị. Do đó; bác bạn sẽ không được chi trả chi phí vận chuyển; vì theo quy định chỉ chi trả chi phí vận chuyển trong trường hợp vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên; chưa áp dụng đối với tuyến tỉnh lên tuyến trên.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Như vậy; bảo hiểm y tế chỉ chi trả chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên theo quy định của pháp luật hiện hành. Chi phí vận chuyển từ bệnh viện tuyến tỉnh lên trung ương chưa được bảo hiểm y tế chi trả.
Trên đây là bài viết về vấn đề chi phí vận chuyển từ bệnh viện tuyến tỉnh lên trung ương. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí đi lại khi đi khám chữa bệnh?
Những chi phí khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế chi trả
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tính BHXH 1 lần khi đóng BHXH 13 năm 1 tháng (số liệu thực)
- Con bao nhiêu tuổi thì mẹ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau?
- NLĐ sinh đôi và sinh phẫu thuật thì được nghỉ mấy ngày dưỡng sức
- Đóng BHXH vào quỹ ốm đau của người lao động Việt Nam và nước ngoài
- Tỉ lệ lương hưu khi đóng BHXH 25 năm và nghỉ hưu trước tuổi 7 tháng