Chi trả tiền thuốc và tiền giường bệnh khi bị sốt virus
Tổng đài cho tôi hỏi là vợ tôi đăng ký nơi KCB ban đầu tại bệnh viện đa khoa huyện nhưng vợ tôi sốt mấy hôm nay không khỏi nên hôm qua tôi vừa đưa vợ lên bệnh viện tỉnh thì phát hiện bị sốt virus phải nằm lại điều trị vậy vợ tôi nằm viện ở đây thì sẽ được BHYT chi trả bao nhiêu % ạ? Và trường hợp này của vợ tôi thì có được chi trả tiền thuốc và tiền giường bệnh khi bị sốt virus?
- Điều trị nội trú có được BHYT chi trả tiền giường bệnh?
- Mức hưởng BHYT khi khám, chữa bệnh trái tuyến tỉnh
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức hưởng BHYT khi đi KCB trái tuyến tỉnh
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì mức chi trả trái tuyến được quy định như sau:
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016“.
Như vậy, khi đi khám chữa bệnh trái tuyến tỉnh sẽ chỉ được chi trả bảo hiểm y tế khi điều trị nội trú với mức hưởng là 60% chi phí khám, chữa bệnh. Do đó, đối với trường hợp của vợ bạn tự đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh thì đây là trường hợp KCB trái tuyến nên sẽ được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú, còn nếu điều trị ngoại trú tại đây thì sẽ phải tự thanh toán 100% chi phí điều trị.
Thứ hai, chi trả tiền thuốc và tiền giường bệnh khi bị sốt virus
Căn cứ tại danh mục thuốc hóa dược sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BYT, những loại thuốc điều trị sốt rét được bảo hiểm y tế chi trả bao gồm:
6.3.3 Thuốc chống vi rút khác | |||||||
277 |
Aciclovir | Tiêm |
+ |
+ |
+ |
|
|
Uống, tra mắt, dùng ngoài |
+ |
+ |
+ |
+ |
|||
278 |
Entecavir | Uống |
+ |
+ |
+ |
|
|
279 |
Gancyclovir* | Tiêm, uống |
+ |
+ |
|
|
|
280 |
Oseltamivir | Uống |
+ |
+ |
+ |
|
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị nhiễm vi rút cúm. |
281 |
Ribavirin | Uống |
+ |
+ |
+ |
|
|
282 |
Valganciclovir* | Uống |
+ |
|
|
|
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán điều trị các bệnh do vi rút cự bào (Cytomegalovirus – CMV) tái hoạt động trên bệnh nhân ghép tạng hoặc ghép tế bào gốc; thanh toán 50%. |
283 |
Zanamivir | Dạng hít |
+ |
|
|
|
Bên cạnh đó, căn cứ tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BYT, giá dịch vụ giường bệnh được quy định như sau:
Số TT |
Các loại dịch vụ |
Bệnh viện hạng Đặc biệt |
Bệnh viện hạng I |
Bệnh viện hạng II |
Bệnh viện hạng III |
Bệnh vện hạng IV |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
3.1 |
Loại 1: Các khoa: Truyền nhiễm, Hô hấp, Huyết học, Ung thư, Tim mạch, Tâm thần, Thần kinh, Nhi, Tiêu hoá, Thận học; Nội tiết; Dị ứng (đối với bệnh nhân dị ứng thuốc nặng: Stevens Jonhson hoặc Lyell) |
232.000 |
217.000 |
178.000 |
162.000 |
144.000 |
Như vậy, chỉ những loại thuốc điều trị sốt vius nằm trong danh mục trên thì mới được bảo hiểm y tế chi trả chi phí. Ngoài ra, bệnh sốt vius được xếp vào khoa truyền nhiễm, nên khi vợ bạn điều trị nội trú thì cũng được BHYT chi trả tiền giường bệnh. Số tiền bạn được chi trả tùy thuộc vào bạn đang nằm ở bệnh viện hạng nào.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Bệnh sốt rét có được BHYT chi trả tiền thuốc và tiền giường bệnh không?
Khám chữa bệnh vượt tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế?
- Mức đóng bảo hiểm của người lao động và người sử dụng lao động
- Bảo hiểm xã hội một lần có quy định về mức nhận tối đa như thất nghiệp không?
- Các trường hợp được hưởng hệ số trượt giá khi rút BHXH 1 lần
- Trẻ dưới 6 tuổi khám ngoại trú có được BHYT thanh toán?
- Nghỉ việc trước sinh có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không?