19006172

Cho bạn mượn hồ sơ đóng bảo hiểm giờ phải làm sao?

Nội dung câu hỏi:

Cho mình hỏi : 2015 mình vô CTY làm,nay đi rút bhxh 1lần, thì bên BH nói mình có rút bhxh 1lần năm 2011 ở CTY khác. Mình nói mình không biết việc này. Bên BH nói mình viết tờ đơn xác nhận người đó không phải mình nộp và về chờ giải quyết. Trong thời gian chờ giải quyết thì mình nhớ hồi đó có cho bạn mượn hồ sơ. Cũng mười mấy năm nên mình không thể nhớ chính xác. Vậy giờ mình phải làm sao mong bạn gỡ rối dùm ạ.



VIDEO: HƯỚNG DẪN XỬ LÝ KHI CHO MƯỢN HỒ SƠ THAM GIA BẢO HIỂM

Tư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến tới Tổng đài tư vấn. Câu hỏi của bạn được về Cho bạn mượn hồ sơ đóng bảo hiểm giờ phải làm sao; chúng tôi tư vấn như sau:

Cho bạn mượn hồ sơ đóng bảo hiểm giờ phải làm sao?

Căn cứ theo quy định tại Công văn Số: 1767/LĐTBXH-BHXH của Bộ lao động – Thương Binh Và Xã Hội, trường hợp người lao động đi mượn hồ sơ đi làm và đóng bảo hiểm xã hội cần thực hiện những bước sau đây để điều chỉnh thông tin đóng bảo hiểm xã hội về đúng với thông tin cá nhân của mình.

Bước 1. Người mượn hồ sơ đi làm và đóng bảo hiểm đề nghị tòa án nhân dân cấp huyện nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

Bước 2. Người lao động đã mượn hồ sơ nộp quyết định hoặc bản án của tòa án nhân dân tới sở lao động – thương binh và xã hội, nơi đã làm việc, để lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mượn hồ sơ đi làm.

Bước 3. Căn cứ vào Biên bản và Phiếu nộp phạt vi phạm hành chính, quyết định hoặc bản án của tòa án nhân dân,  người MƯỢN hồ sơ sẽ mang đến BHXH tỉnh (bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính) kèm theo các hồ sơ sau để làm thủ tục hiệu chỉnh hồ sơ BHXH, cấp lại (hoặc cấp mới) sổ BHXH:

+ Tờ khai TK1-TS.

+ Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và thẻ căn cước/hộ chiếu.

Bị người khác lấy thông tin để đóng bảo hiểm phải làm sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Mục I Công văn 3663/BHXH-THU:

“5. Trường hợp NLĐ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN thì phải trình bày rõ trong Đơn đề nghị (mẫu D01-TS). Cán bộ xử lý nghiệp vụ khóa dữ liệu quá trình đóng BHXH, BHTN bằng phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Đơn đề nghị của NLĐ có phê duyệt của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc Lãnh đạo phòng Thu BHXH Thành phố để thay thế cho sổ thu hồi. Trường hợp đặc biệt phải phục hồi lại quá trình đã khóa phương án KB, KT, thì chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt (nơi đã khóa dữ liệu trước đây) của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc lãnh đạo phòng chức năng của Thành phố và đúng theo quy trình phục hồi số sổ đã hủy.”

Cho bạn mượn hồ sơ đóng bảo hiểm

Theo hướng dẫn vừa nêu, người lao động khi bị người khác lấy thông tin nhân thân để tham gia bảo hiểm , người lao động có thể làm Đơn (hiện nay mẫu D01-TS được đổi thành mẫu TK1-TS) đề nghị hủy quyển sổ bảo hiểm xã hội này, trong đó cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH, cơ quan BHXH sẽ khóa dữ liệu quá trình đóng BHXH và lập biên bản hủy sổ bảo hiểm xã hội.

Kết luận:

Nếu bạn cho người khác mượn hồ sơ để đi làm và đóng bảo hiểm thì bạn phải đề nghị người mượn đó điều chỉnh thông tin đóng bảo hiểm về đúng với thông tin cá nhân của họ.

Nếu bạn bị người khác lấy thông tin cá nhân để đi làm và đóng bảo hiểm thì bạn làm đơn đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội hủy quyển sổ bảo hiểm đó.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về mượn hồ sơ tham gia bảo hiểm khi chưa đủ tuổi vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Trả lời

luatannam