Chốt sổ BHXH bắt buộc để tham gia BHXH tự nguyện
Chốt sổ BHXH bắt buộc để tham gia BHXH tự nguyện? Tôi đang tham gia BHXH của công ty TNHH. Tổng đài tư vấn có thể tư vấn giúp cho tôi: tôi muốn chốt sổ BHXH bắt buộc để tham gia BHXH tự nguyện thì tôi có được đóng tiếp vào sổ thời gian mà tôi đã tham gia công tác ở doanh nghiệp trước kia hay không?
- Chốt sổ BHXH khi chuyển sang làm việc tại công ty mới
- Làm thế nào để lấy số sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ sau khi nghỉ việc
- Mức thu nhập tháng tối đa và tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp chốt sổ BHXH bắt buộc Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng có nghĩa vụ như sau:
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Theo quy định của pháp luật, khi nghỉ việc thì công ty phải có trách nhiệm chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Mặt khác, tại Khoản 4 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì sau 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ người sử dụng lao động phải chốt sổ BHXH cho người lao động: “4. Xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định“.
Do đó, sau khi nghỉ việc thì người lao động phải có trách nhiệm gửi hồ sơ lên cho cơ quan bảo hiểm xã hội để chốt sổ và trả sổ bảo hiểm cho bạn.
Ngoài ra, theo căn cứ tại Khoản 4, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện là:
“Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.”
Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 là đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội, vì thế một người nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm tự nguyện. Trong trường hợp của bạn, sau khi nghỉ việc ở công ty, bạn có thể đăng ký đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mặt khác, căn cứ tại khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về xử lý một số tình huống trong công tác cấp sổ BHXH, trong đó:
“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
4. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Vì thế hiện nay mỗi người chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội nên khi đi đăng ký tham gia bảo hiểm tự nguyện mà trước đó bạn đã có sổ bảo hiểm rồi thì bạn phải cầm quyển sổ đó lên để đóng tiếp vào thời gian đã tham gia bảo hiểm bắt buộc trước đó.
Thành phần hồ sơ đăng ký tham gia BHXH tự nguyện
Vấn đề này được quy định tại Điều 24 Quyết định 595/QĐ-BHXH trong đó bao gồm:
+) Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
+) Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan:
Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện theo Luật bảo hiểm xã hội mới nhất
Có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc về Chốt sổ BHXH bắt buộc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty có phải đóng BHYT do báo giảm muộn khi NLĐ nghỉ việc?
- Thanh toán chi phí khám chữa bệnh khi cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến
- Công ty xảy ra tai nạn lao động thì sẽ báo lên Sở Lao động hay cơ quan công an?
- Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau mổ polyp đại tràng
- Thủ tục khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT