Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần nhà nước có được cấp BHYT miễn phí
Chào anh chị, Công ty em đang làm là công ty có 51% vốn nhà nước. Tại phần vốn góp 51% thì có 1 người được cử làm đại diện, chú ấy là thuộc trong thành viên của hội đồng nhân dân tỉnh XXX. Vậy chú có được cấp BHYT miễn phí không ạ?
- Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do làm mất
- Khám chữa bệnh trái tuyến có được hưởng quyền lợi từ thẻ bảo hiểm y tế?
- Thời hạn cấp thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, quy định về đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí do được NSNN đóng như sau:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
1. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
2. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
3. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Cựu chiến binh, gồm:…
5. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, gồm:…
6. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
7. Trẻ em dưới 6 tuổi.
8. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội…. “
Theo quy định trên, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm thuộc một trong những đối tượng được ngân sách nhà nước đóng Bảo hiểm y tế miễn phí. Do đó, trong trường hợp này: Công ty bạn có 51% cổ phần là của nhà nước. Đại diện phần vốn góp của nhà nước là 01 chú hiện tại đang là thành viên của Hội đồng nhân dân tỉnh XXX. Chính vì thế, người đại diện phần vốn góp của nhà nước giữ chức chủ tịch và đang là đại biểu hội đồng nhân dân đương nhiệm nên được cấp BHYT miễn phí.
Như vậy, chủ tịch hội đồng quản trị công ty bạn được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Mức hưởng bảo hiểm y tế khi tự đi khám, chữa bệnh trái tuyến
Nếu còn vấn đề gì vướng mắc , bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp
- Mức phạt khi doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội
- Điều kiện hưởng lương hưu cho lao động làm việc trong hầm lò
- Người lao động có thể tự đi gộp sổ bảo hiểm xã hội?
- Tư vấn thay đổi thông tin trên sổ bảo hiểm khi mượn hồ sơ
- Có được đóng tiếp BHXH tự nguyện sau thời gian gián đoạn đóng BHXH bắt buộc?